443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Giới thiệu

GIỚI THIỆU PHÒNG KHÁM ÁNH NGA HÀ NỘI

 

Thông tin chung:

Phòng khám chuyên khoa nội tổng hợp Ánh Nga Hà Nội có thế mạnh về chẩn đoán và điều trị các bệnh giun sán,  ngứa da, dị ứng, nổi mề đay lâu ngày do nhiễm giun sán.

Địa chỉ và thời gian khám bệnh 

Địa chỉ: Số 443 đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội

Thời gian khám chữa bệnh:

Phòng khám thực hiện thăm khám trong các khung giờ và thời gian cụ thể như sau:

Mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7: từ 07:30 đến 20:00. Để đảm bảo chất lượng phục vụ người bệnh tốt hơn, sau 17h chúng tôi ngưng nhận bệnh, mong quí vị thông cảm.

Lưu ý: Việc nắm rõ thời gian khám bệnh của phòng khám sẽ giúp người bệnh sắp xếp thời gian phù hợp, giảm tình trạng chờ đợi lâu và có thể lựa chọn bác sĩ khám khi có yêu cầu.

Thông tin liên hệ:

Số hotline: 024 7300 1318

Chuyên khoa, dịch vụ khám bệnh

Khám lâm sàng chẩn đoán điều trị bệnh giun sán bao gồm:

Ấu trùng giun đũa chó Toxocara (Sán chó) trong máu, nội tạng, trong mắt, não

Bệnh sán dây bò (sán xơ mít), sán dây lợn trưởng thành trong ruột

Bệnh Cysticercosis IgG: (Ấu trùng sán gạo heo) trong mô cơ, trong não

Bệnh Strongyloides IgG (Giun lươn) trong máu, niêm mạc ruột, trong phổi

Bệnh Fasciola sp IgG (Sán lá gan lớn) trong gan, trong đường mật

Bệnh Ascaris lumbricoides IgG (giun đũa) trong đường ruột

Gnathostoma (Giun đầu gai), 

Pargonimus (Sán lá phổi), 

Schistosoma Mansoni (Sán máng), 

Clonorchis sinensis: (Sán lá gan nhỏ), 

Trichinella: IgG (Giun xoắn), 

Angiostrongylus cantonnesis (Giun tròn trên chuột truyền qua ốc),  

Sero Filariasis (Giun chỉ), 

Ancylostoma Canium: (giun móc chó).

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh trong một sinh vật khác, được gọi là vật chủ và ký sinh trùng thường gây hại cho vật chủ như: chiếm chất dĩnh dưỡng, gây mẩn ngứa dị ứng, gây viêm phủ tạng, gây giảm chất lượng sống thậm chí giảm tuổi thọ của vật chủ. Ký sinh trùng thường dựa vào vật chủ để sinh sôi, nếu không có vật chủ chúng không thể sống và phát triển nhân lên.

Hình ảnh mẩn ngứa da do nhiễm sán chó Toxocara

Tuy nhiên cũng có loại ký sinh trùng ký sinh lạc chủ ví dụ như ấu trùng sán chó Toxocara nhiễm cho người, lẽ ra chúng phải nhiễm cho động vật là chó và mèo thì mới có thể sinh sôi. Ở người chúng ở dạng ấu trùng chu du trong cơ thể mà không nhân lên, tác hại của chúng là gây tổn thương phủ tạng, u gan, u não, gây ngứa, viêm da, sạm da.

Sơ đồ mô tả quá trình nhiễm bệnh giun lươn ở người

Ký sinh trùng ở da bao gồm. 

Rận mu, Demodex, cái ghẻ chúng thường gây ngứa, nổi mụn trên da dẫn đến nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến chất sống và mất thẩm mỹ. Ký sinh trùng trên mèo Toxoplasma gondii nhiễm vào máu tạo u nang trong cơ thể, gây sảy thai, thai lưu, sinh non, dị dạng, lây từ mẹ sang con khi mang thai. Phát hiện muộn có thể phải phẫu thuật bóc tách nang ký sinh trùng.

Các loại giun bao gồm

Giun trong ruột: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, thường ký sinh trong ruột, hay gặp ở trẻ em và gây nên bệnh còi xương, suy dĩnh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển,..

Giun trong máu: thường là các loại ấu trùng giun tròn nhiễm vào ruột sau đó có vòng đời trong máu để đến gan, phổi, phế quả phổi, thực quản rồi xuống ruột để sinh sản nhân lên. Một số loài trong vòng đời của chúng đã di chuyển lạc chỗ gây tổn thương đến da, mô, cơ, tạo đường hầm ngoằn ngoèo dưới da, gây tổn thương mắt và não. Điển hình trong nhóm này là sán lá gan lớn, giun lươn, ấu trùng giun đũa chó.

Các loại sán bao gồm: sán máng, sán xơ mít, sán dải heo, ấu trùng sán gạo heo, sán não, sán lá gan. Có hai loại sống trong ruột là sán xơ mít và sán dải heo. Là hai loại ký sinh trùng có kích thước lớn nhất gây bệnh cho người, có con sán dài tới 12 mét xếp thành nhiều lớp trong bụng người bệnh. Tuy nhiên hai loại sán này có thể sản sinh ra trứng, trứng phát triển thành ấu trùng và có thể vào máu và gây nguy hại cho con người khi ấu trùng di chuyển đến não.

Cách phát hiện bệnh ký sinh trùng giun sán

Tùy vào loại ký sinh trùng bị nhiễm sẽ có những biểu hiện khác nhau. Với ký sinh trùng nhiễm ở da thì thường gây ngứa da, đỏ da, nóng da tại nơi ký sinh trùng ký sinh. Với bệnh giun sán trong ruột thì gây đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đi cầu phân nát. Giun sán trong máu gây mẩn ngứa da, người mệt mỏi, uể oải, thay đổi tính tình, hay cáu gắt, bị ở gan gây đau vùng ngực bên phải, gây khó tiêu, đầy bụng, nhiễm ở mắt gây mờ mắt, giảm thị lực mắt, giun sán nhiễm ở não gây đau đầu.

Hình ảnh ấu trùng sán chó Toxocara làm tổ trong não

Do các dấu hiệu triệu chứng của bệnh ký sinh trùng gây ra tương đối giống với các bệnh ký khác, do đó, để phân biệt được đâu là dấu hiệu do bệnh giun sán đâu là dấu hiệu do bệnh lý khác thì cần thăm khám chẩn đoán. Với bệnh ký sinh trùng ở da có biểu hiện ngứa giống như bệnh da liễu thì cần phân biệt được rồi mới điều trị.

Các bệnh ký sinh trùng cần điều trị bao lâu?

Với bệnh sán xơ mít có thể điều trị một ngày là khỏi bệnh, bệnh ký sinh trùng giun sán khác có thể kéo dài từ 2 đến 28 ngày tùy loại. Điều trị ký sinh trùng không khó bằng việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng. Vì chẩn đoán đúng sẽ quyết định hiệu quả điều trị. Điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán không giống như điều trị bệnh lý khác, điều trị giun sán là điều trị nguyên nhân gây bệnh do đó cần phải đúng thuốc đúng bệnh.

 

 

PHÒNG KHÁM ÁNH NGA HÀ NỘI

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN

 

 

Tư vấn trực tuyến
Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

xét nghiệm, điều trị, bệnh sán chó, sán lá gan, sán xơ mít, thuốc trị sán chó ở người

nguyên nhân, triệu chứng, bệnh sán chó, dấu hiệu, thời gian điều trị

bao lâu, ở đâu, bệnh sán chó, khi nào, giun sán, ngứa