Theo nghiên cứu, ngưng thở khi ngủ làm giảm oxy, khiến nồng độ carbon dioxide, huyết áp và nhịp tim tăng lên. Tất cả yếu tố này dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và não, kích hoạt những hormone gây căng thẳng, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Những thay đổi trong mạch máu có thể dẫn đến đột quỵ. Hoạt động cung cấp máu không hiệu quả làm chết tế bào thần kinh hoặc suy giảm chất trắng, cuối cùng dẫn đến suy giảm nhận thức. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có ít thời gian ngủ sâu hơn. Chất trắng trong não họ có những tổn thương đáng kể. Chất trắng là mô hình thành các kết nối giữa tế bào não và phần còn lại của hệ thần kinh. Khi quét não, các đốm trắng nhỏ, được gọi là cường độ chất trắng, cho thấy mức độ tổn thương.
Các chuyên gia phát hiện mối liên hệ của tổn thương não với chứng ngưng thở khi ngủ khi phân tích các trường hợp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng cho biết không có phương pháp điều trị nào cho những thay đổi như vậy trong não. Nhiều cường độ chất trắng có thể làm chậm khả năng xử lý thông tin, tập trung và ghi nhớ của não bộ. Nó cũng dẫn đến các tình trạng như trầm cảm, lo lắng và cáu kỉnh. Giấc ngủ kém cũng có thể dẫn đến huyết áp cao, tổn thương não hoặc đột quỵ.
Ước tính 936 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 30 đến 69 mắc chứng ngưng thở khi ngủ, trong đó nhiều người không được chẩn đoán.
Người bị ngưng thở khi ngủ thường không thể tự nhận biết vì xảy ra khi đang ngủ, triệu chứng khởi phát có thể chỉ là ngáy trong đêm. Khi nghiêm trọng hơn, người bệnh thường thở nấc hay thở ngắt quãng tái đi tại lại trong đêm, tiểu đêm, nhức đầu buổi sáng, thức dậy mệt mỏi, giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, cáu gắt, buồn ngủ ngày, giảm ham muốn tình dục.
Nếu không được điều trị, hiện tượng này gây giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu, từ đó ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não, dẫn tới một loạt các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nguy cơ mạch vành, xơ vữa động mạch, xuất huyết não, lún sọ não.
Trường hợp nghiêm trọng và không được điều trị sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp ba lần người không mắc bệnh này.
Giun đũa chó mèo: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị
Giun đũa chó mèo: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị. Liên hệ khám bệnh giun đũa chó Toxocara tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn Khải,...
Xem: 89281Cập nhật: 30.10.2020
Bị Ngứa Ở Lưng Sau Khi Tắm Biển Là Bệnh Gì?
Bị ngứa ở lưng sau khi tắm biển là bệnh gì? Có hai nguyên nhân có thể khiến bạn bị như vậy. Thứ nhất là khi bạn tắm biển có thể bạn bị dính con sâu biển...
Xem: 44800Cập nhật: 30.10.2020
Những thông tin cần biết về dịch bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có...
Xem: 57248Cập nhật: 27.10.2020
Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?
Sán chó hay khi nhiễm vào cơ thể người gọi là ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis). Loài giun đũa chó này thường sống trong ruột non của chó con nhất là chó con...
Xem: 70150Cập nhật: 27.10.2020