Vì Sao Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Phổi Người Bệnh?
Sán dây chó Echinococcus là gì?
Sán dây chó có tên khoa học Echinococcus là một loại sán dây thường ký sinh ở chó nhà, chó rừng, đôi khi là loài cáo. Con người nhiễm bệnh là do ấu trùng sán dây chó di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể, có thể dưới dạng sán trưởng thành trong ruột non, nhất là trẻ em. Ở người ấu trùng sán dây chó gây bệnh nang sán (Hydratidosis).
Nang sán dây chó Echinococcus
Phân loại sán dây chó Echinococcus
Sán dây chó Echinococcus có 6 loài được công nhận là: Echinococcus granulosus (EG), Echinococcus multilocularis (EM), Echinococcus vogeli (EV), Echinococcus oligarthurus (EO), hai loài mới gần đây được xác định là E.Shiquicus (ES) ở động vật có vú nhỏ từ cao nguyên Tây Tạng và E.felidis (EF) trong sư tử ở Châu Phi nhưng sự lây truyền từ chúng sang người chưa được xác định rõ.
Kích thước và hình dạng sán dây chó Echinococcus ở người
Sán dây chó Echinococcus trưởng thành
Sán dây chó có chiều dài khoảng từ 2 đến 7 mm, chiều ngang khoảng 0,3 mm. Đầu sán lái chó có hình quả lê, đầu sán thường nhô ra có 4 giác và vòng móc với từ 28 đến 50 móc. Thân sán gồm từ 3 đến 4 đốt. Đốt thứ nhất chưa có bộ phận sinh dục, đốt thứ hai lưỡng giới, đốt thứ ba dài và rộng hơn các đốt khác, có tử cung bịt kín, chứa khoảng từ 500 đến 800 trứng. Trứng sán có ấu trùng ở bên trong với 6 móc giống như các loại sán dây khác.
Chu kỳ vòng đời của sán dây chó
(1) Là sán trưởng thành trong ruột của vật chủ.
(2) Là trứng sán thông qua trong phân, vào ruột của con người hoặc vật chủ trung gian.
(3) Là ấu trùng sán có móc thâm nhập vào thành ruột, đi qua các mạch máu để cư trú trong các cơ quan.
(4) Là nang sán này phát triển trong gan, phổi, não, tim.
(5) Là bọc nang sán vào ruột của vật chủ.
(6) Gắn vào ruột non và phát triển thành sán trưởng thành.
Ai, ngành nghề nào có nguy cơ nhiễm bệnh sán dây chó?
Một số ngành nghề gây tăng nguy cơ nhiễm như giết mổ, thợ thuộc da, người nuôi gia súc, mục đồng, hàng thịt và bác sĩ thú y hoặc bất kỳ công việc mà con người tiếp xúc nhiều với động vật. Vòng đời của sán dây chó bao gồm hai hoặc nhiều hơn các vật chủ trung gian nơi chứa ấu trùng sán dây chó chưa trưởng thành và vật chủ chính chứa sán dây chó trưởng thành.
Vật chủ chính của sán dây chó là loài ăn thịt như chó và chó sói. Sán trưởng thành cư trú trong ruột non của các vật chủ chính. Trứng phát tán được đưa vào ruột của vật chủ trung gian như: cừu, dê, lợn, trâu, bò, ngựa và lạc đà. Trứng có thể tồn tại ít nhất 1 năm trong môi trường.
Trứng khi tới ruột non nở thành ấu trùng sáu móc, sau đó xuyên qua niêm mạc ruột và đi vào gan, phổi,… hoặc các cơ quan khác thông qua đường máu hoặc bạch huyết, tại đó chúng phát triển thành nang sán chứa ấu trùng sán dây chó. Vòng đời của sán dây chó được hoàn thành sau khi vật chủ chính ăn phải nang sán có trong các cơ quan của vật chủ trung gian nhiễm bệnh.
Những ấu trùng này tới niêm mạc ruột và phát triển thành sán trưởng thành trong 32- 80 ngày. Sự tiếp xúc với con người xảy ra thông qua: con đường phân- miệng, ngộ độc thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi phân của một vật chủ bị nhiễm bệnh, thường là chó.
Sán dây chó Echinococcus tạo nang trong gan
Con người giống như là ngõ cụt cho các ký sinh trùng bởi con người không có khả năng truyền bệnh thêm. Vòng đời của sán dây chó xảy ra với hai hình thức: hình thức trong nước và trong rừng.
Cừu là vật chủ trung gian phổ biến nhất trong chu trình nước. Chu trình trong rừng xảy ra trong vùng hoang dã của Alaska, Canada, Bắc Scandinavia và Liên Xô trước đây, nơi mà chó hoang hoặc chó sói là vật chủ chính và nai sừng tấm, tuần lộc đóng vai trò như vật chủ trung gian. Nó có thể liên quan đến chu trình trong nước cũng có và nếu nó lây nhiễm sang con người, nó có thể biểu hiện với một u nang phổi khổng lồ.
Cách thức lây nhiễm bệnh sán lãi chó ở người diễn ra như thế nào?
- Trực tiếp: do ăn phải trứng sán có trong rau sống, trái cây hay nước
uống, thịt động vật nhiễm sán nấu nướng không kỹ…
- Gián tiếp: thông qua tiếp xúc với đất, bụi bẩn, lông động vật,… có trứng sán dây chó.
Khi vào cơ thể sán lãi chó sẽ gây ra hậu quả gì ảnh hưởng tới sức khoẻ?
Bệnh nang sán liên quan đến phổi bằng các cơ chế khác nhau. Trứng sau khi vào cơ thể, sự tiêu hóa ở dạ dày và ruột tạo điều kiện cho trứng phát triển thành ấu trùng. Sự nhiễm ký sinh trùng sơ cấp chính là kết quả của sự tiến hóa trực tiếp của ấu trùng 6 móc.
Ấu trùng sau đó gắn vào ruột non của người bệnh bởi các móc của chúng và xâm nhập vào thành ruột. Chúng đến gan thông qua hệ đường máu. Hầu hết các ấu trùng mắc kẹt trong các xoang gan nhưng những ấu trùng có đường kính nhỏ hơn có thể đi qua các xoang gan, thông qua các tĩnh mạch gan và tĩnh mạch chủ dưới tới tim phải và cuối cùng định cư trong phổi rồi gây bệnh tại phổi.
Sán dây chó Echinococcus gây bệnh ở phổi
Ấu trùng cũng có thể đến phổi qua đường khác. Chúng vào ống ngực qua hệ bạch huyết của ruột non, sau đó thông qua tĩnh mạch cảnh trong vào tim phải và sau đó vào phổi . Đây là một con đường lớn mà ấu trùng sán dây chó bỏ qua gan để đến phổi.
Một con đường xâm nhập vào phổi khác là hệ bạch huyết, cụ thể là hệ bạch huyết của vòm gan và cơ hoành, lên đến các hạch bạch huyết cạnh xương ức và liên sườn.
Một khả năng khác là sự tiếp xúc trực tiếp của phổi do hít phải không khí có chứa trứng sán dây chó. Borrie trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi đưa trứng sán dây chó vào khí quản của cừu đã dẫn đến sự phát triển của nang sán tại phổi
Con đường phổ biến nữa là nhiễm qua một lỗ rò do vỡ nang sán ở gan và cơ chế này có thể giải thích sự tham gia của gan- phổi đồng thời. Nếu ấu trùng bỏ qua phổi, chúng có thể lưu hành trong hệ tuần hoàn. Các ấu trùng dần dần biến thành một nang sán.
Phổi cũng có thể là nơi hình thành nang thứ cấp do sự vỡ của một nang sán chính tạo ra nhiều nang sán con và đầu nang sán. Nang sán thứ cấp có thể phát triển trong nhu mô phổi, trong phế quản, hoặc di căn. Tổn thương phổi di căn phát triển do vỡ của nang sán vào buồng tim phải, hoặc vỡ của một nang sán ở xương.
Chẩn đoán và điều trị sán dây chó Echinococcus
Chẩn đoán bệnh sán dây chó dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu. Thời gian biết được kết quả sau 3 đến 5 giờ, phương pháp xét nghiệm máu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh sán lãi chó trong cơ thể.
Thời gian điều trị khỏi bệnh hoàn toàn sau 10 đến 15 ngày, một số trường hợp nhiễm nặng có thể bổ sung liều sau 1 tháng. Tại phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga, các bệnh nhận đến khám và chữa bệnh sán lãi chó đều được tư vấn, khám, đọc KQ xét nghiệm và kê toa thuốc về nhà tự điều trị, sau 1 tháng tái khám.
Kết quả phần lớn số bệnh nhân khỏi bệnh sau 1 tháng, số ít có thể bổ sung 1 đến 2 liệu trị là khỏi hoàn toàn. Bệnh sán lãi chó không lây từ người sang người nên mọi người có thể chung sống bình thường với người bệnh. Phòng bệnh sán lãi chó chỉ cần ăn chín, uống chín thường xuyên mang khẩu trang khi ra người, đặc biệt là nơi không khí ô nhiễm nhiều bụi./.
Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA
CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG
Chuyên Trị: Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Giun Sán
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
Hôi Miệng, Cách Loại Bỏ Mùi Hôi Miệng
Chứng hôi miệng nghe có vẻ là một điều khá đáng sợ khi được chẩn đoán. Trên thực tế, chứng hôi miệng chỉ là thuật ngữ y khoa để chỉ hơi thở có mùi...
Xem: 1935Cập nhật: 19.08.2024
Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Đột Quỵ
Tình trạng đột quỵ thoáng qua (TIA), tình trạng choáng váng hoặc lú lẫn có thể báo hiệu cơn đột quỵ trước một tháng.
Xem: 3171Cập nhật: 30.07.2024
Người Đàn Ông Não Chi Chít Sán Chỉ Vì Một Món Ăn
Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua
Xem: 5419Cập nhật: 06.07.2024
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 8659Cập nhật: 12.06.2024