LÝ DO TẠI SAO BỆNH SÁN CHÓ LẠI GÂY NỔI MỀ ĐAY NGỨA KÉO DÀI
Câu hỏi của chị Th.Thúy: Tại sao bị bệnh giun đũa chó lại gây ngứa kéo dài? Da em bị mẩn ngứa đã nhiều năm nay và nó thường xuất hiện về đêm, mỗi lần ngứa kéo dài khoảng 20 -30 phút, lúc đầu ngứa xuất hiện ở một lưng, bụng sau lan xuống vùng mông và đùi.
Em có đi khám chữa trị da liễu nhiều lần nhưng không khỏi, em tìm hiểu trên mạng có những biểu hiện giống như nhiễm giun đũa chó. Bác sĩ cho em hỏi: Bác sĩ cho em hỏi bị ngứa như vậy có phải do giun sán không? Nếu nhiễm giun đũa chó trị rồi có hết ngứa không? Nhiễm giun đũa chó có nguy hiểm không? Chi phí điều trị bao nhiêu? Em đã điều trị bệnh ngứa nhiều nơi, có khi ngứa kéo dài cả năm mà vẫn không khỏi bệnh. Mong bác sĩ tư vấn
Chào Th.Thúy, cảm ơn bạn đã chia sẽ những thông tin này, chúng tôi xin trả lời chúng như sau:
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH MẨN NGỨA DA
Bệnh mẩn ngứa là gì?
Mẩn ngứa da là phản ứng của cơ thể đối với một tác nhân lạ hay còn gọi là dị nguyên lạ, với những đặc điểm và hình thái tổn thương trên da khác nhau nhưng có một đặc điểm chung là ngứa ngáy rất khó chịu, da nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, nóng bề mặt da,…ngứa có thể xuất hiện bất cứ khi nào, ngắn hay dài, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Thường 70% mẩn ngứa da do bệnh lý gây ra, đặc biệt là nhiễm giun đũa chó trong máu gây ngứa ngày càng gia tăng, 30% mẩn ngứa da do nguyên nhân khác như: bệnh nấm da, yếu tố di truyền, do thay đổi nội tiết. Bệnh ngứa uống thuốc bớt bệnh, hết thuốc ngứa lại, thời gian trị trên 2 tuần không cải thiện gọi là ngứa kéo dài.
Khi da bạn xuất hiện dấu hiệu nổi mẩn ngứa, nên xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân
Bệnh giun đũa chó mèo ở người là gì?
Bệnh sán chó mèo ở người hay còn gọi là bệnh sán chó Toxocara, lây nhiễm cho con người do nuốt phải ấu trùng qua ăn uống, do tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng. Trẻ em nhiễm bệnh sán chó do thói quen ngậm mút tay,… Sau khi nhiễm bệnh sán chó 1 đến 2 tuần trứng phát triển thành ấu trùng xâm nhập vào máu, di chuyển tới các cơ quan nội tặng trong cơ thể.
Hình ảnh ấu trùng sán chó Toxocara
Lý do tại sao bị sán chó Toxocara lại gây ngứa kéo dài?
Sau khi nuốt phải trứng vào ruột, tại ruột trứng sẽ phát triển thành ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu và di chuyển đến các cơ quan như tim, gan, thận, phổi, mắt và não,...
Quá trình luân chuyển trong dòng máu ấu trùng sán chó Toxocara bài tiết ra chất độc, lúc này cơ thể nhận biết đó là một dị nguyên có hại và phản ứng lại bằng cách giải phóng và tăng cường chất Histamine có sẵn trong cơ thể để chống lại chất độc giun ấu trùng Toxocara tiết ra. Khi nồng độ Histamin gia tăng sẽ gây nên hiện tượng ngứa dị ứng ngứa kéo dài, phù mạch, nóng da, cảm giác mệt mỏi khó chịu.
Tùy thuộc vào thời gian bị nhiễm bệnh sán chó, số lượng ấu trùng nhiều hay ít, thể tạng và miễn dịch của mỗi người mà có những biểu hiện mẩn ngứa da do bệnh sán chó kéo dài hay ngắn khác nhau.
Ấu trùng sán chó di chuyển trong máu là nguyên nhân gây ngứa kéo dài
Khi bị ngứa da do sán chó nhưng không biết là nhiễm bệnh sán chó thì uống thuốc ngứa có hại không?
Khi bị ngứa da kéo dài chưa xác định được nguyên nhân bạn sẽ nghĩ đến việc uống thuốc dị ứng để giảm ngứa. Như bạn đã biết cơ thể tăng cường Histamine để chống lại chất độc do ấu trùng sán chó tiết ra, khi nồng độ Histamine trong máu tăng cao giống như con dao hai lưỡi, một mặt chống lại ấu trùng sán chó mặt khác nó gây ngứa, phù mạch, phù niêm mạc ruột gây đau bụng. Thuốc chống ngứa chính là kháng Histamine là loại dược phẩm để đối kháng lại nồng độ Histamine trong cơ thể, có tác dụng tốt trong việc giảm tình trạng ngứa kéo dài do sán chó gây ra.
Sử dụng thuốc kháng Histamine chỉ có tác dụng nhất thời, không có tác dụng lâu dài, không có tác dụng trị nguyên nhân gây bệnh. Cho nên, không nên dùng thuốc kháng Histamine kéo dài trên 3 tuần. Nếu sử dụng kéo dài sẽ gây hại cho gan, thận, gây buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, ảnh hưởng tiêu cực chất lượng cuộc sống, đến năng xuất lao động và nguy hiểm khi tham gia giao thông, vận hành máy móc.
Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó?
Mọi người đều có thể bị nhiễm ấu trùng sán chó, nhất là những gia đình nuôi chó mèo. Trẻ em nhiễm cao hơn người lớn. Ở nông thôn nhiễm cao hơn thành phố do sử dụng nguồn nước ô nhiễm và tiếp xúc với đất cát bẩn nhiễm ấu trùng. Cụjthể, những trường hợp sau đây có nguy cơ bị sán chó Toxocara.
Những người hay ăn rau sống, thịt động vật tái, sống.
Người có thói quen ăn tiết canh, gỏi cá, thịt tái, lòng phèo chưa được nấu nướng chín kỹ, người sống trong môi trường sử dụng phân tươi để tưới rau.
Người nuôi thú cưng, người làm vườn, chơi thể thao tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng sán chó.
Người không có thói quen rửa tay trước khi ăn.
Trẻ em có thói quen ngậm mút ngón tay.
Tại Việt Nam có khoảng 20% người có kháng thể dương tính với ấu trùng sán chó Toxocara và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh. Tại Mỹ, tỷ lệ dương tính khoảng 13,9%, tại Anh là 2 - 5%.
Ấu sán chó lây nhiễm cho người bằng cách nào?
Khi chó, mèo phóng uế ra môi trường, phân của chúng không được xử lý sẽ thải ra một lượng lớn trứng sán chó Toxocara rồi nhiễm vào nguồn nước, đất, cát, rau, củ,... Người sử dụng nguồn nước, người chơi thể thao, người làm vườn, người có thói quen ăn rau sống, có nguy cơ nhiễm ấu trùng Toxocara khi tiếp xúc với chúng.
Ấu trùng sán chó Toxocara cũng có trong thịt bò, thịt lợn, thịt gà,.. khi ăn các loại thực phẩm này không được nấu, nướng chín cũng có nguy cơ nuốt phải trứng chứa ấu trùng sán chó vào ruột. Ấu trùng sán chó cũng có thể lây cho người qua da, qua niêm mạc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó
Phần lớn nhiễm bệnh sán chó không có triệu chứng mà tình cờ phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Một số trường hợp phát hiện khi bị mẩn ngứa da kéo dài, chữa trị bệnh da liễu không hiệu quả. Nếu uống thuốc giảm ngứa thì bệnh sẽ bớt nhưng ngưng thuốc 1 đến 2 ngày thì tái phát trở lại. Khi có những dấu hiệu sau đây nên khám và trị bệnh sán chó:
Mới nhiễm sán chó
Người mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, ăn không ngon, làm việc kém tập trung
Sôi bụng, đôi khi đau bụng lâm râm
Rối loạn tiêu hóa
Yếu, mỏi cơ
Người bệnh thường than phiền có cảm giác châm chích dưới da
Nhiễm sán chó lâu ngày
Mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng giống như bị bệnh da liễu
Đau nhức cơ
Hay quên
Có hội chứng thần kinh, tê tay, tê chân, đau đầu, động kinh
Mờ mắt, giảm thị lực
Da sần, sạm
Sán chó thường di chuyển tới một mắt, hiếm khi gây tổn thương hai mắt
Dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa kéo dài do sán chó
Ngứa kéo dài trên 2 tuần, sử dụng thuốc ngứa không hiệu quả, ngứa có thể xuất hiện một vài vị trí như ở đầu, mặt, cổ, lưng, bụng hoặc ngứa khắp người. Đôi khi chỉ nổi mẩn đỏ toàn thân mà không ngứa, vùng nổi mẩn gồ lên mặt da, sờ thấy nóng.
Nếu bạn là người hay ăn rau sống, phở bò tái, thịt tái, cá sống, tiết canh, đã hoặc đang sinh sống ở một số vùng nguồn nước không vệ sinh, kèm theo có ngứa da, nên khám và xét nghiệm điều trị bệnh sán chó và ngứa da do sán chó.
Xét nghiệm bệnh sán chó bao lâu thì có kết quả?
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán chó bằng phương pháp ELISA. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quảjnhanh và chínhjxác. Thời gian trả kết quả trong ngày. Hiện đã triển khai tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội với hàng nghìn lượt bệnh được phát hiện trong thời gian qua.
Nhiễm sán chó có nguy hiểm không?
Nhiễm sán chó Toxocara có thể điều trịlkhỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Không phải cơ sở y tế nào cũng có bác sĩ giỏi trị bệnh sán chó Toxocara. Cái khó của trị bệnh sán chó là ở khâu chẩn đoán và thái độ của bác sĩ về bệnh tình của người bệnh.
Nhiều trường hợp chủ quan, nghĩ đơn giản, điều trị không đến nơi đếnlchốn, dẫn đến ấu trùng lên não làm tổ trong não, ấu trùng gây u gan, hoại tử gan, ấu trùng gây sạm da, biến đổi màu da không hồi phục. Hậu quả nặng nề nhất là gây tử vong.
Tổn thương tại não do ấu trùng sán chó Toxocara là biến chứng nguy hiểm nhất
Điều trị bệnh mẩn ngứa kéo dài do sán chó thời gian bao lâu?
Ngứa kéo dài là triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara một vài tuần, việc chẩn đoán chínhlxác và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh sẽ nhanhlchóng được đẩyllùi. Một số trường hợp chẩn đoán chínhlxác nhưng người bệnh không tuân thủ điều trị hoặc điều trị không triệtlđể dẫn đến bệnh ngứa kéo dài. Điều trị đúnglthuốc, đủ liều các triệu chứng ngứa giảm dần sau 5 đến 7 ngày. Khi điều trị bệnh ngứa do sán chó, chỉlcần điều trị bằng thuốc diệt giun sán là loạiltrừlbệnh ngứa kéo dài.
Thời gian điều trị bệnh sán chó là 7 -14 ngày cho mỗi liệu trình, có nghĩa mỗi tháng cần uống thuốc 7 đến 14 ngày, có người 01 tháng, có người 02 tháng, có người 03 tháng là dứtlbệnh. Nhanhlhay chậm tùy thuộc vào thời gian nhiễm, mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
Tại phòng khám Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, bệnh sán chó thường điều trịjkhỏi sau hai liệu trình. Với việc phối hợp thuốc diệt giun sán, kèm thuốc kháng viêm, thuốc kháng h2 giúp tăng tác động hiệp đồng, giảm chi phí và thời gian điều trị. Sau điều trị thì các triệu chứng được đẩy lùi, bệnh nhân không còn khó chịu vì ngứa.
Điều trị bệnh ngứa kéo dài do sán chó có tốn nhiều tiền không?
Tìmlđược nguyên nhân ngứa, trị ngứa kéo dài từ nguyên nhân gây ra, rútlngắn thời gian điều trị, giảm chi phí đi lại. Chi phí điều trị bệnh sán chó và mẩn ngứa kéo dài do sán chó Toxocara là chi phí điều trị ngoại trú, sử dụng thuốc uống nên chi phí gồm: khám bệnh, các xét nghiệm chẩn đoán, siêu âm, phí thuốc.
Trường hợp của bạn chúng tôi chưa thể trả lời là ngứa do nguyên nhân gì và có phải ngứa do giun đũa chó không. Để cho yên tâm thì mời bạn tới trực tiếp gặp bác sĩ để được thăm khăm, tư vấn sau đó làm xét nghiệm để tìm nhân bệnh rồi điều trị. Nếu ngứa do giun sán thì yên tâm điều trị dứtlđiểm giun sán cũng đồng thời khỏitbệnh ngứa.
BS. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 691Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1023Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1540Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1987Cập nhật: 28.11.2024