BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN - FASCIOLA SPP.
Sán lá lớn ở gan gây bệnh cho người có hai loại : Fasciola hepatica, phổ biến nhất, phân bố rộng khắp, và Fasciola gigantica, phân bố tập trung hơn. Cả hai loại sán này có chu trình phát triển và gây bệnh ở người tương tự nhau, nhưng Fasciola gigantica được nhận biết do kích thước sán trưởng thành và trứng to hơn.
1.HÌNH THỂ VÀ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Fasciola hepatica : Sán trưởng thành có kích thước 30mm chiều dài x 15mm chiều rộng, dẹt, giống hình chiếc lá với phần đầu hình chóp. Sán trưởng thành sống trong ống mật chủ và ống mật gan của người hay động vật, trứng được thải ra bên ngoài qua cơ vòng Oddi và ruột non. Trứng to, hình bầu dục, có kích thước 130 – 150 x 60 – 90 µm, trứng có nắp không nhìn thấy rõ. Trong nước, ấu trùng lông nở từ trứng và xâm nhập vào ký sinh ở ốc thích hợp, sau khi phân chia nhiều lần thành bào tử nang và redia, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bơi tự do trong nước. Ấu trùng đuôi bám vào thực vật thủy sinh thích hợp, phát triển thành nang ấu trùng, khi người ăn phải thực vật thủy sinh, ấu trùng xuất nang ở tá tràng. Ấu trùng di chuyển qua thành ruột non và qua xoang phúc mạc, ở đó chúng xâm nhập vào nang gan và di chuyển hết sức chậm chạp đến ống gan lớn. thời gian tiềm ẩn mất 3 – 4 tháng, sán trưởng thành có thể sống 10 năm.
2. DỊCH TỄ
Fasciola được báo cáo từ 62 nước trên thế giới, đặc biệt ở các xứ nuôi cừu, trên hai triệu người bị nhiễm, phần ở ở Bolivia, Peru, Iran, Ả Rập, Bồ Đào Nha, và Pháp. Sự đa dạng của thực vật thủy sinh, trên đó có nang ấu trùng sán lá gan, như cải xoong, rau diếp, bạc hà, ngò tây, rau cần, rau muống nước là nguồn nhiễm quan trọng ở người, bởi vì người ta thường ăn sống các loại rau này. Trên 25 loài ốc được biết là từ KCTG thứ nhất là của Fasciola hepatica. Quan trọng nhất là ốc Lymnae truncatula, loài ốc này sống ở bùn ướt ven bờ sông, ít khi di chuyển nhanh, hay nằm ở mực nước sâu. Vật chủ tự nhiên quan trọng nhất của Fasciola hepatica là các thú nuôi, cừu dê, trâu, bò, lạc đà, lạc đà không bướu, nai, heo, ngựa, thỏ, và các tú hoang khác.
Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo năm 2004 cho thấy bệnh do sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 27 tỉnh thành gồm 15 tỉnh phía Bắc: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và 12 tỉnh phía Nam: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, TP.HCM, Bến Tre. Nhưng vùng dịch tễ nặng nhất vẫn là các tỉnh miền trung: Đà nẵng, Quảng Ngãi, Bình Địnht vẫn là các tỉnh miền trung: Đà nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định. Những nghiên cứu về sinh học phân tử xác định chủng sán lá lá ở gan tại Việt Nam là loài lai giữa Fasciola gigatica và Những nghiên cứu về sinh học phân tử xác định chủng sán lá ở gan tại Việt Nam là loài lai giữa Fasciola gigatica và Fasciola hepatica.
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm sán lá lớn ở ở gan phản ảnh hành trình của sán trong cơ thể người. Giai đoạn đi qua gan, được gọi là giai đoạn cấp, xâm lấn, do ấu trùng sán gây ra ở gan, giai đoạn này kéo dài nhiều tháng. Kế tiếp là giai đoạn mạn tính, gây ra do sán trưởng thành ở ống mật, giai đoạn này kéo dài nhiều năm. Ở những nơi mà vật chủ vĩnh viễn ăn phải nang ấu trùng ở thực vật thủy sinh liên tục xảy ra nhiều năm, hai giai đoạn này có thể chồng chéo lên nhau.
Giai đoạn xâm lấn ở gan
Trong thời gian từ 6 – 12 tuần sau khi ăn phải nang ấu trùng, triệu chứng xảy ra phản ảnh sự di chuyển của ấu trùng qua vách ruột non, xoang phúc mạc, và nang gan. Giai đoạn cấp tính này có thể kéo dài 2 -4 tháng. Một nghiên cứu mở rộng phát hiện những biểu hiện lâm sàng điển hình ở giai đoạn này gồm có : tăng bạch cầu ái toan (95%), đau bụng (65%), sốt từng cơn (60%), tình trạng khó chịu và sụt cân (35%), nổi mề đay (20%), ho, khó thở, đau ngực (15%). Thay đổi những thói quen đường ruột, ăn không ngon, và nôn có thể gặp. Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chủ yếu đau ở vùng hạ sườn phải. gan to và đau, một số trường hợp tăng men gan được ghi nhận. Triệu chứng ở phổi có thể kết hợp với tràn dịch màng phổi bên phải, dịch hút ra có thể tìm thấy nhiều bạch cầu ái toan, thiếu máu.
Siêu âm gan ở giai đoạn này thường bình thường, mặc dù một số trường hợp có đau bụng. Chụp điện toán cắt lớp thường phát hiện một hay nhiều ổ đậm đặc, có kích thước từ 1 – 10mm. Ngoài ra, có thể thấy những tổn thương đậm độ giống đường hầm, phân nhánh, có những đường viền tương phản nhất, thường ở ngọại vi của gan, thường đặc hiệu trong nhiễm Fasciola, thể hiện một biến đổi bệnh lý do sự di chuyển của biến đổi bệnh lý do sự di chuyển của sán non qua gan. Soi ổ bụng, có nhiều nốt màu trắng xám và vàng, có đường kính từ 2 – 20mm, và dạng sợi dây hình thù như con giun được ghi nhận trên bề mặt của gan và đôi khi ở ngay sát bề mặt phúc mạc. Sinh thiết gan phát hiện trên bề mặt của gan và đôi khi ở ngay sát bề mặt phúc mạc. Sinh thiết gan phát hiện nhiều nhiều ổ áp-xe nhỏ và những vùng giống đường hầm ở nhu mô gan bị hoại tử được bao quanh bởi mô viêm tẩm nhuận nhiều bạch cầu ái toan. Mổ tử thi phát hiện nhiều xoang dưới nang có đường kính từ 5 – 10mm, đầy những chất hoại tử từ đường hoại tử tỏa ra. Hiện tượng xơ hóa.
Đôi khi, sán non có thể di chuyển lạc chỗ đến những vị trí ngoài gan như da, phổi, vách ruột, não, và đường niệu dục nơi đó tạo nhiều bướu hạt hay áp xe nhỏ đưa đến những biểu hiện lâm sàng khu trú. Hồng ban di chuyển có kích thước từ 1,5 – 6cm dạng nốt ở da là một biểu hiện của ấu trùng di chuyển ngoài da.
Giai đoạn tắc nghẽn ở mật mạn tính
Fasciola hepatica có xu hướng di chuyển đến lòng ống mật chủ và trưởng thành ở đó. Trứng xuất hiện trong 3 -4 tháng sau đó. Biểu hiện lâm sàng phản ảnh ở vị trí mới này trong đó giai đoạn tàn phá gan kết thúc. Sốt, ăn không ngon, và đau bụng biến mất và bệnh nhân gần như không có triệu chứng. Tăng bạch cầu ái toan không thường xuyên. Một tỉ lệ không biết rõ trong những ca này đưa đến biến chứng tắc nghẽn đường mật từng cơn với triệu chứng lâm sàng âm sàng đau từng cơn ở vùng thượng vị hay hạ sườn phải dẽ nhầm lẫn với đau đường mật hay viêm túi mật cấp. Đôi khi có biểu hiện viêm đường mật lên với sốt, vàng da, và đau bụng trên.
Vòng Đời Của Sán Lá Lớn
4. CHẨN ĐOÁN
Trứng của Fasciola không tìm thấy trong phân trong giai đoạn cấp của bệnh. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng: đau bụng và bụng mềm kéo dài ở vùng thượng vị hay hạ sườn phải, thay đổi chức năng ruột, sốt nhẹ đến vừa, và đến vừa, và BCTT tăng cao trong máu (#1.000/ml)BCTT tăng cao trong máu (#1.000/ml). Chụp điện toán cắt lớp góp phần hỗ trợ . Chụp điện toán cắt lớp góp phần hỗ trợ cho chẩn đoán bởi vì đa số những ca có triệu chứng có thể thấy những sang thương kém đậm độ và những đường ống trong gan. Sinh thiết bằng kim ở gan không sử dụng trong chẩn đoán, nhưng soi ổ bụng có thể phát hiện những nang tương đối đặc hiệu ở gan. Trong giai đoạn xâm lấn cấp tính kéo dài 3 – 4 tháng, kỹ thuật miễn dịch có giá trị trong chẩn đoán bệnh ELISA đã được sử dụng để thay thế những kỹ thuật khác do có độ nhạy cao, nhanh, và định lượng được.
Bệnh Fasciola ở đượng mật mạn tính dựa vào tìm thấy trứng trong phân, hay ở thời điểm giải phẫu khi có dựa vào tìm thấy trứng trong phân, hay ở thời điểm giải phẫu khi có nghẽn ống mật khi trứng hay sán trưởng thành được lấy từ đường mật. Trứng của Fasciola có thể nhầm với trứng sán lá ở ruột Fasiolopsis buski. Tìm được sán trưởng thành sau khi điều trị đặc hiệu cho phép định loại. Dương tính giả có thể gặp sau khi ăn gan của các động vật bị nhiễm, và có thể bị loại bỏ trong những lần xét nghiệm phân kế tiếp.
5. ĐIỀU TRỊ
Chưa có sự thống nhất trong điều trị bệnh do Fasciola. Không giống những sán lá khác, F.hepatica thường kháng với praziquantel, mặc dù có một vài nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả. Nghiên cứu ác, F.hepatica thường kháng với praziquantel, mặc dù có một vài nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả. Nghiên cứu ở thú thí nghiệm cho thấy không có hiệu quả điều trị đối với sán non và sán trưởng thành ở thú nuôi và cừu.
Bithionol là thuốc được chọn lựa với liều 30 – 50 mg/kg/ngày x 3 lần/ngày x 10 – 15 ngày. Thuốc có tác dụng ở cả hai giai đoạn xâm lấn cấp tính ở gan và giai đoạn mạn tính ở đường mật. Phản ứng phụ nhẹ có thể gặp như : chán ăn, nôn ói, đau bụng và ngứa.
Triclabendazole (Egaten®), là một benzimidazole thế hệ mới, có hiệu quả với một hay hai liều duy nhất mỗi ngày, liều lượng 10 – 20 mg/kg. Vì sử dụng đơn liều, không có phản ứng phụ, nên là thuốc được ưa chuộng hiện nay.
Viêm đường mật lên cấp tính nên được điều trị bằng kháng sinh và giải phẫu. Một vài trường hợp chảy máu đường mật phải can thiệp phẫu thuật. Bệnh nhân ở giai đoạn gan cấp tính nặng nên được điều trị ngắn hạn với stroids.
Một số những thuốc khác xưa nay được dùng bao gồm emetine, dehydroemetine, chloroquine, albendazole, và mebendazole, nhưng tất cả đều thất bại vì có độc tính và kém hiệu quả.
6. DỰ PHÒNG
Sán lá lớn ở ruột thường có trong các loại rau sống thủy sinh hoặc bán thủy sinh, chú ý vật chủ của sán lá lớn ở Trâu, bò, cừu, dê...ốc, cá, lươn - động vật thủy sinh khác.
Nguồn: Centers for Disease Control and Prevention
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 0985294298. 024 7300 1318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Hôi Miệng, Cách Loại Bỏ Mùi Hôi Miệng
Chứng hôi miệng nghe có vẻ là một điều khá đáng sợ khi được chẩn đoán. Trên thực tế, chứng hôi miệng chỉ là thuật ngữ y khoa để chỉ hơi thở có mùi...
Xem: 1935Cập nhật: 19.08.2024
Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Đột Quỵ
Tình trạng đột quỵ thoáng qua (TIA), tình trạng choáng váng hoặc lú lẫn có thể báo hiệu cơn đột quỵ trước một tháng.
Xem: 3168Cập nhật: 30.07.2024
Người Đàn Ông Não Chi Chít Sán Chỉ Vì Một Món Ăn
Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua
Xem: 5418Cập nhật: 06.07.2024
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 8657Cập nhật: 12.06.2024