HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG
HÀ NỘI – Bác N.T 65 tuổi tại Cầu Giấy, có quãng thời gian ngứa da, nổi mẩn dài đến 5 năm, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức chảy m.áu ngoài da, có những đêm thức trắng, bác sĩ khám sau đó chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara (Sán chó) và hai loại ký sinh trùng khác.
Tại Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga có địa chỉ tại số 443 Đ. Giải Phóng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng vùng da tại hai bên ống đồng chân, bàn chân, cánh tay bị tổn thương do gãi nhiều, đùi, lưng và bụng cũng tương tự, các nốt ngứa nổi mẩn đã chuyển sạm màu, có nhiều mảng da trầy xước, nhiều vết thâm dưới da nghi do ấu trùng giun sán di chuyển.
Với kinh nghiệm của mình, sau khi thăm khám Bác sĩ Đức chỉ định các xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
Lịch sử bệnh nhân
Bác N.T cho biết: “Khi Bác nghỉ hưu cách đây 5 năm, lúc đó ở nhà rảnh nên Bác thường giao lưu cùng các bác trong hội Hưu trí lúc thì chén trà lúc thì chén rượu cho vui, lâu lâu lại đi ăn sáng với món tiết canh, lòng lợn kèm rau thơm… mấy bác có sở thích với món này, biết là ăn tiết canh và rau sống không tốt nhưng bác và các bạn của bác vẫn chưa bỏ được thói quen này. Đến năm 2018 bác thấy có hiện tượng phát ban, mề đay ngứa cả vùng, càng gãi càng lan rộng ra, nổi mẩn lên. Bác cũng đi mua thuốc về uống thấy cũng đỡ nhưng chỉ vài ngày lại nổi lên, sau đó bác có đi khám chữa da liễu và theo đằng đẵng mấy năm trời đến tận bây giờ. Bác có đọc báo thấy ăn rau sống, ăn tiết canh có thể nhiễm ký sinh trùng giun sán, nấn ná mãi chưa đi khám thì đến hôm vừa rồi nhà hàng xóm có một người anh em ở Ninh Bình ra chơi nhìn thấy chân bác nổi mụn ngứa như thế này anh đó mới tư vấn cho bác đi khám và làm xét nghiệm sán chó ở Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga, hôm nay bác đến đây chỉ mong tìm ra bệnh sâu xa trong máu tại sao nó lại gây ngứa như vậy, nhiều lúc cáu gắt không muốn thứ gì…”
Kết quả Xét nghiệm
Bác N.T dương tính với 3 loại ký sinh trùng: Sán chó Toxocara, KST mèo Toxoplasma và sán lá gan lớn fasciola.
Bác cũng không ngạc nhiên khi bị nhiễm Sán chó, nhưng bác ngạc nhiên là sao lại nhiễm tới 3 loại ký sinh trùng, trong đó có có Ký sinh trùng mèo và Sán lá gan lớn,
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức chia sẻ thêm:
Bệnh sán chó
Bệnh sá chó hay còn gọi là giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng trên chó và mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo có thể tồn tại ngoài môi trường trong 6 tháng. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể chó, mèo theo phân ra ngoài môi trường, từ 1 đến 2 tuần sau đó sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa chó mèo xâm nhập theo đường ăn uống và gây bệnh cho người.
Loại ấu trùng sán chó mèo này chỉ phát triển thành con khi ở trên cơ thể con chó và con mèo, khi xâm nhập vào con người chúng chỉ ở dạng Ấu trùng chu du trong dòng máu.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải trứng giun sán một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun sán do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa da là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi đến trầy xước da, toàn thân da sạm, có sẹo vì gãi ngứa. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Tại mỗi vị trí ngứa trên cơ thể khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài tùy thuộc tình trạng người bệnh, đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một toa thuốc liệu trình điều trị đã cải thiện triệu chứng và âm tính ngay, song có người phải từ 2 đến 3 đợt, thậm trí là hơn và luôn cần bác sĩ theo dõi sát, chỉnh thuốc cho phù hợp.
Sau mỗi đợt điều trị người bệnh cần quay lại để kiểm tra chức năng gan thận và xét nghiệm lại loại ký sinh trùng đó.
Bệnh ký sinh trùng mèo
Cũng giống như sán chó, bệnh ký sinh trùng mèo cũng lây qua đường ăn uống, loại này ở trên mèo hoang lây sang mèo nhà rồi chúng thải phân ra môi trường, nhiễm vào rau và thực phẩm… sau đó con người vô tình ăn phải trứng loại ký sinh trùng này.
Bệnh sán lá gan lớn
Do con người ăn đồ ăn sống, ăn tái, thức ăn chưa chín có chứa ấu trùng sán lá gan lớn như: Rau sống, rau thủy sinh, các loài cua ốc, trai, hến sống trong nước ngọt chưa được nấu chín.
Bác sĩ khuyến cáo
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, hay có thói quen ăn đồ sống đồ tái, ăn tiết canh, rau sống không đảm bảo sạch… là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống cho sạch, không để cho trẻ em chơi ở những nơi nghi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Nếu có nuôi chó mèo thì nên tẩy giun sán định kỳ cho vật nuôi.
Những người có các biểu hiện ngứa da lâu ngày, nổi mề đay, mẩn ngứa không rõ nguyên nhân cũng cần đi thăm khám tại các cơ sở Chuyên khoa để sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó điều trị dứt điểm, tránh để nặng sẽ rất khó lường.
Hiện nay Phòng khám Ánh Nga, là cơ sở Khám Bệnh - Điều Trị về ký sinh trùng giun sán tại số 443 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội do các PGS -TS và các Bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm thành lập nhằm giúp khách hàng và bệnh nhân đi khám không phải đợi lâu mà vẫn đảm bảo có kết quả trong ngày chính xác, Phòng khám Ánh Nga được trang bị Cơ sở vật chất máy móc mới chuẩn Châu Âu, phục vụ khách hàng, bệnh nhân nhanh chóng và kịp thời.
Ban truyền thông
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 688Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1022Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1538Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1985Cập nhật: 28.11.2024