Thuốc Trị Sán Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng
Câu hỏi: Em xét nghiệm máu có kết quả dương tính với bệnh giun sán chó mèo. Trên phiếu xét nghiệm ghi là Toxocara pos (+) 21.3. Bác sĩ ở tỉnh cho em đơn thuốc gồm hai loại thuốc uống một lần. Sau điều trị đến nay là một tháng, em vẫn bị ngứa nhiều và nổi sẩn vùng da cánh tay và chân.
Bác sĩ cho em hỏi là bệnh giun sán chó nên điều trị ở đâu, bao lâu thì hết ạ? Em uống thuốc như vậy đã yên tâm chưa? Em cảm ơn bác sĩ, Hồ Thị Kiều.
Chào bạn, qua câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau
Giun đũa chó mèo Toxocara là một loài giun tròn ký sinh chủ yếu ở chó và mèo. Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi thường bị nhiễm thể ấu trùng Toxocara di chuyển đến mắt, người lớn thường nhiễm thể ấu trùng di chuyển nội tạng. Theo thống kê khoảng 80% bệnh nhân mắc bệnh do lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh giun sán chó Toxocara.
Nguyên nhân gây bệnh giun sán chó Toxocara ở người là gì?
Nguyên nhân gây bệnh giun sán chó ở người là do tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo hoặc do ăn phải trứng chứa ấu trùng Toxocara có trong thịt tái sống như: thịt lợn, thịt bò, thịt thỏ, thịt cừu, thịt gà,.... ngoài ra ấu trùng Toxocara có thể nhiễm cho người qua da trầy xước khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị bệnh giun sán chó, trường hợp của bạn điều trị như vậy là chưa yên tâm. Với bệnh giun sán chó không chỉ đơn thuần là uống 1 hoặc 2 viên thuốc là có thể khỏi bệnh. Trị bệnh giun sán chó cần phối hợp thuốc theo phác đồ, thời gian trị bệnh giun sán chó đúng phác đồ sẽ khỏi,bệnh sau 7 đến 15 ngày, có thể lặp lại liều tương tự khi cần thiết
Nhiễm bệnh giun sán chó mèo có nguy hiểm không?
Ấu trùng sán chó mèo gây tổn thương nội tạng, gây ngứa da và đau đầu do hậu quả của độc tố ấu trùng trong máu, ấu trùng Toxocara di chuyển lên não gây tổn thương tổ chức não, chèn ép do tạo khối u trong não, biến chứng nguy hiểm nhất là bệnh sán não, gây hội chứng thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.
Cách nhận biết bệnh sán chó mèo ở người?
Phần lớn các trường hợp bị bệnh giun sán chó Toxocara thường diễn biến âm thầm, ít có biểu hiện triệu chứng rầm rộ, một số bệnh nhân than phiền có cảm giác nhột nhột, châm chích dưới da, người mệt mỏi, hay quên, làm việc mất tập trung.
Da nổi mẩn đỏ, ngứa toàn thân, mề đay kéo dài trên một tháng, đã khám và điều trị da liễu nhiều lần nhưng không khỏi. Uống thuốc dị ứng chỉ bớt bệnh ngứa một thời gian, sau đó hết tác dụng của thuốc thì ngứa da nổi mề đay xuất hiện trở lại.
Mẩn ngứa đỏ da, nổi mề đay bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể, tại chỗ ngứa luôn nóng rát, sờ thấy cộm dưới da tay, ngứa nhiều về đêm, càng gãi càng ngứa và thường nghĩ đến bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, dị ứng thời tiết, bệnh chàm,...
Hình bệnh nhân nữ 36 tuổi nhiễm ấu trùng giun sán chó Toxocara
Cách điều trị bệnh giun sán chó mèo Toxocara
Trị bệnh giun sán chó quan trọng là sự tương tác giữa các thuốc vì trong toa thuốc trị bệnh giun sán chó không đơn thuần chỉ là một loại thuốc.
Khi có đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh về nhà điều trị và giải thích rõ cho người bệnh biết uống thuốc A có tác dụng gì, thuốc B uống khi nào, tại sao phải dùng thêm thuốc C, tái khám xét nghiệm lại khi nào và tầm quan trọng của việc tái khám xét nghiệm lại để là gì?
Điều trị bệnh giun sán chó trong máu không giống như điều trị một số bệnh giun sán thông thường trong đường ruột. Trị bệnh ấu trùng giun sán chó cần sử dụng liều lượng theo cân nặng.
Chữa trị bệnh giun sán chó đạt hiệu quả trước hết cần xác định thể bệnh rồi áp dụng phác đồ điều trị cho thể bệnh đó.
Ấu trùng giun sán chó trong máu ít bị tiêu diệt khi sử dụng một hoặc hai loại thuốc với thời gian 1 đến 2 ngày. Vì như vậy chưa đủ liệu trình để loai bỏ ấu trùng Toxocara ra khỏi cơ thể.
Trường hợp nhiễm nặng lượng ấu trùng Toxocara nhiều có tổn thương nội tạng cần kết hợp thuốc diệt giun sán với kháng viêm, kháng H2 để nâng để nâng cao tác dụng hiệp đồng, giúp thuốc thấm sâu vào ấu trùng giun sán chó trong mô, trong máu sẽ rút ngắn được thời gian điều trị.
Quá trình điều trị người bệnh thường lo lắng về lượng kháng thể tăng hay là giảm, có trường hợp sau khi điều trị một đợt mà kháng thể lại tăng lên mà không giảm.
Bác sĩ cần giải thích rõ cho người bệnh hiểu tại sao lại như vậy. Để mục đích cuối cùng là diệt ấu trùng để hỗ trợ chữa trị bệnh mẩn ngứa. Sau điều trị bệnh khỏi khi nào, kháng thể trở về bình thường khi nào, giúp bệnh nhân yên tâm.
Trong khi điều trị bệnh giun sán chó mèo Toxocara người bệnh có thể ăn uống bình thường, không nhất thiết phải kiêng cữ để đảm bảo chất dinh dưỡng.
Không nên sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá. Uống thuốc 1 đến 2 liệu trình ấu trùng giun sán chó sẽ bị tiêu diệt và cơ thể tự đào thải ấu trùng, tự làm lành những vị trí viêm, ngứa, dần dần các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng sẽ được đẩy lùi.
Bạn có thể đưa kết quả xét nghiệm tới Phòng khám Ký sinh trùng Ánh Nga 443 đường Giải Phóng để bác sĩ hỗ trợ điều trị bằng thuốc đặc,trị, phòng tránh bệnh dai dẳng kéo dài và những hệ luỵ do ký sinh trùng gây ra đối với sức khoẻ.
Sau khi điều trị cần quan tâm đến vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho tất cả các thành viên trong gia đình.
BS. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ 7h đến 17h, thứ 2 đến hết ngày CN
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Thời gian trả kết quả trong ngày
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 688Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1022Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1538Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1985Cập nhật: 28.11.2024