MUỐN TRỊ DỨT ĐIỂM NHIỄM KÝ SINH TRÙNG MÈO TOXOPLASMA THÌ LÀM SAO?
Bác sĩ ký sinh trùng chia sẻ những thông tin liên quan đến nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma: định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, cách phòng tránh và địa chỉ khám tốt.
Bệnh Toxoplasma là gì, khám và điều trị ở đâu tốt?
Bệnh Toxoplasma là gì?
Nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii gây ra triệu chứng giống cúm. Nguyên nhân gây bệnh là do một loài ký sinh trùng đơn bào có tên là Toxoplasmosis hay còn có tên là Toxoplasma gondii. Chúng là một trong những ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới.
Khi bị nhiễm nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai vì chúng có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh. Chúng có thể lây bệnh cho trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm bệnh và những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, Toxoplasmosis có thể gây biến chứng vô cùng nghiêm trọng cho những ai bị nhiễm
Nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma bẩm sinh có tam chứng kinh điển là
Viêm màng mạch - võng mạc
Tràn dịch não
Vôi hóa trong sọ
Nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii gây phiền toái cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt
Khám và điều trị ký sinh trùng mèo Toxoplasma ở đâu?
Tại Sài Gòn Phòng khám Ký sinh trùng giun sán 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, là phòng khám chuyên trị bệnh ký sinh trùng và có thế mạnh về xét nghiệm chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii và bệnh sán chó Toxocara. Các bác sĩ ký sinh trùng giàu kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị ký sinh trùng giun sán. Là địa chỉ yên tâm cho người bệnh đến khám và điều trị các bệnh thuộc chuyên ngành ký sinh trùng khu vực phía Nam.
Tại Hà Nội Phòng khám bệnh chuyên ngành giun sán số 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Có các bác sĩ giáo sư đầu ngành phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh thuộc chuyên ký sinh trùng giun sán cho người bệnh.
Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma là gì?
Mèo bị nhiễm bệnh Toxoplasma và thải trứng theo phân ra môi trường. Sau khi được thải ra ngoài trong phân, nang trứng sẽ hóa bào tử cho ra nhiều thoa trùng nằm trong đó. Tiến trình này kéo dài 1 đến 5 ngày ở ngoại cảnh, trước giai đoạn này thì nang trứng không có khả năng gây nhiễm. Nang trứng có sức để kháng rất cao trong ngoại cảnh và có thể sống sót đến hàng năm trời.
Người bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma qua đường miệng do ăn phải các nang trứng đã hóa bào tử hay các nang trong mô, sau khi vào cơ thể chúng có khả năng hình thành u nang không hoạt động chủ yếu trong não hoặc cơ bắp.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma khi còn trong tử cung, thai có thể bị nhiễm nếu mẹ mắc bệnh trong lúc có thai, vì các thể hoạt động (tachyzoit) có thể đi xuyên qua nhau thai.
Triệu chứng bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma
Có khoảng 10% đến 20% bệnh ở người lớn và trẻ em có triệu chứng, nhưng đây sẽ là bệnh nặng, đe dọa đến tính mạng nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Các dấu triệu chứng thường gặp là:
Nổi hạch cổ kín đáo, khó phát hiện vì chúng không đau
Người mệt mỏi, hay cáu gắt
Có thể có sốt nhẹ, đổ mồ hôi về ban đêm
Đau nhức cơ, ngứa da, đau bụng, đau họng
Mắt mở, cộm mắt
Triệu chứng bệnh nặng
Khoảng 50% bệnh nhân có triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương như
U não, viêm não, viêm màng não
Liệt nhẹ nửa người, động kinh
Thay đổi tâm thần hay cáu gắt
Rối loạn thị giác
Viêm cơ tim
Ho, viêm phổi khu trú
Ở trẻ em thì nghe kém. Chậm phát triển tâm thần
Nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma ở bệnh nhận suy giảm miễn dịch, người mắc AIDS
Tổn thương thần kinh nặng với cơ động kinh, xuất huyết não
Thương tổn ở phổi viêm phổi khu trú
Tổn thương ở mắt, đau nhức mắt và giảm thị lực. Mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
Chẩn đoán nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma
Phát hiện nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma bằng phương pháp nhuộm soi hoặc nôi cấy trực tiếp, phương pháp này tốn kém và thời gian đợi kết quả lâu.
Xét nghiệm máu bằng phương pháp IFA (Indirect fluorescent antibody) và EIA (Enzyme immuno assay) để phát hiện kháng thể IgG và IgM. IgG và IgM có thể đánh giá được nhiễm tiền sử nhiễm bệnh và thời điểm nhiễm bệnh và là phương pháp cho biết kết quả nhanh.
Để cho kết quả chính xác cần lưu ý những thông tin sau:
Nếu mẫu máu lần đầu được lấy rất sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma, thì mẫu máu lần hai sẽ dương tính cao với IgG và IgM.
Nếu cả hai lần thử đều IgG âm tính với ký sinh trùng mèo Toxoplasma và IgM dương tính, thì kết quả IgM phải được xem là dương tính giả và kết luận là bệnh nhân không mắc bệnh.
Trong trường hợp thứ hai thì phải lấy máu lại lần hai, và cả hai mẫu máu (lần đầu và lần hai) phải được gửi đến một phòng thí nghiệm khác để kiểm tra với một kỹ thuật thử IgM khác.
Trước khi điều trị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma bệnh nhân thì tất cả các kết quả IgM dương tính phải được kiểm tra lại bởi một phòng thí nghiệm chuyên khoa.
Điều trị bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma
Các thuốc hiện nay chỉ có tác dụng trên thể phát triển nhanh (tachyzoit) và không có tác dụng trên thể phát triển chậm (bradyzoit). Kháng sinh Pyrimethamine là thuốc có hiệu quả nhất. Lưu ý hi dùng pyrimethamine thì phải dùng thêm acid folinic để không gây tổn hại đến chức năng của tủy xương, không gây ức chế tủy xương.
Điều trị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma nên nên phối hợp kháng sinh để đạt hiệu quả cao nhất nhất.
Các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma
Phòng bệnh rất là quan trọng cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh để và người bị suy giảm miễn dịch có huyết thanh âm tính
Không ăn thịt động vật chưa nấu chín, không uống sữa chưa được tiệt trùng, không ăn trứng sống.
Rửa tay sau khi có tiếp xúc với thịt tươi, làm vườn, tiếp xúc với đất, cát.
Rửa kỹ trái cây và rau sống trước khi ăn.
Tránh tiếp xúc với phân mèo.
Chủ động xét nghiệm máu định kỳ cho trong độ tuổi sinh đẻ phụ nữ có thai 6 tháng 1 lần
Tránh truyền máu từ người cho có huyết thanh dương tính với ký sinh trùng mèo Toxoplasma sang người có huyết thanh âm tính và bị suy giảm miễn dịch.
Người có huyết thanh âm tính khi được ghép cơ quan chỉ nhận từ người cho có huyến thanh âm tính.
Khi gặp những dấu hiệu triệu chứng nêu trên, hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma, cũng như bệnh giun sán khác. Anh, chị có thể tới hai địa chỉ nêu trên để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị bệnh.
Liên hệ khám bệnh ký sinh trùng mèo tại Phòng khám Ký sinh trùng giun sán 443 Giải Phòng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
Bác sĩ: Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Hội Chứng Tăng IgE
Hội chứng tăng IgE là một rối loạn suy giảm miễn dịch di truyền đặc trưng bởi các áp xe da tái phát, nhiễm trùng xoang và phổi, và phát ban nghiêm trọng xuất...
Xem: 579Cập nhật: 26.10.2024
Người Phụ Nữ Nhiễm Ba Loại Ấu Trùng Giun Sán, Điều Trị Một Tháng Khỏi Hoàn Toàn
Chị M.D 45 tuổi ở Nam Định, có tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng và sau khi tắm xong, đôi khi mề đay tự nổi lên xong...
Xem: 1547Cập nhật: 23.10.2024
Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis)...
Xem: 1192Cập nhật: 17.10.2024
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 1881Cập nhật: 11.10.2024