Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?
Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây nên. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào và biểu hiện lâm sáng từ thể ấu trùng di chuyển trong da đến thể nặng ở các cơ quan như phổi, mắt gan và hệ thần kinh của con người.
Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào?
Ấu trùng lây truyền cho con người chủ yếu qua đường ăn uống, những đồ ăn thức uống chưa được nấu chín và đun sôi.
Một số bộ phận người dân có sở thích ăn thịt cá tái sống, ăn tiết canh, ăn rau sống chưa được rửa sạch, các loại đồ ăn này nếu có nhiễm ấu trùng giun sán thì khả năng lây truyền sang người là rất cao.
Các em bé có thói quen ngậm tay lên miệng,
Những người hay chơi đùa với thú cưng (chó mèo), nếu các con vật này có nhiễm giun sán,
Những người làm vườn không đi đồ bảo hộ lao động,
Những người có thói quen không rửa tay trước khi ăn.
Bệnh Giun Sán Chó Mèo Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?
Sau đây là một ví dụ điển hình về bệnh nhân nhiễm ấu trùng Toxocara được chữa trị khỏi hoàn toàn Phòng Khám ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội:
Bệnh sử của bệnh nhân: Chị B. T. CH 61 tuổi ở Hà Nội, chị có tình trạng nổi mụn dày thành mảng, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng đổ mồ hôi sau khi làm việc, lao động và sau khi tắm xong, đôi khi tình trạng nổi mẩn tự nổi lên xong rồi lại tự hết, nhưng triệu chứng ngứa cứ kéo dài làm cho chị thường xuyên mất cân bằng sinh hoạt trong cuộc sống như mất ngủ, lo lắng, giảm cân, chị CH rất lo lắng nên đã đi khám da liễu nhiều nơi nhưng hầu như là được chẩn đoán ngứa da, viêm da dị ứng, chị có điều trị thuốc nhưng không hề giảm.
Ngày 04 tháng 12 năm 2024 chị được một người hàng xóm giới thiệu đến Phòng khám Quốc tế Ánh Nga chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán gây ngứa, nổi mẩn, mề đay.
Tại đây Bs Nguyễn Văn Đức sau khi thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa toàn thân cho chị, sau khi thăm khám lâm sàng và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng có kết quả như sau:
Hình ảnh thường thấy ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun sán
Kết Quả Xét Nghiệm
ELISA: Phát hiện có kháng thể kháng kháng nguyên tiết của Toxocara trong huyết thanh
Công thức máu: Bạch cầu ái toan trong máu tăng >7%
CRP tăng
Xét nghiệm định lượng IgE: Tăng
Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chị B. T. CH nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis, bác sĩ Đức kê toa thuốc điều trị theo phác đồ điều trị giun đũa chó Toxocara của bộ y tế ban hành và hẹn chị tái khám sau một tháng điều trị.
Sau một tháng dùng thuốc điều trị tại nhà chị CH quay lại phòng khám để tái khám tình trạng ngứa của chị đã giảm 80%, bác sĩ thăm khám lăm sàng và cho làm lại xét nghiệm một loại giun sán Toxocara đã điều trị được một tháng và sinh hóa cơ bản
Kết quả sau một tháng điều trị như sau:
Toxocara (+) nhưng chỉ số hiệu giá kháng thể đã giảm nhiều so với ban đầu,
Bạch cầu ái toan <7%
Định lượng IgE trong giới hạn bình thường,
CRP bình thường,
Bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân điều trị đợt hai.
Sau hai toa thuốc điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ chị CH hết ngứa:
Ngày 17 tháng 3 năm 2025 chị quay lại phòng khám để tái khám kiểm tra
Chị CH hết ngứa hoàn toàn và kết quả như sau:
Kết quả sau hai tháng điều trị như sau:
Xét nghiệm: Toxocara hiệu giá kháng thể trở về âm tính(-)
Tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm về bình thường <7%
IgE toàn phần trở về giá trị bình thường,
Các chi số sinh hóa máu trong giới hạn bình thường,
Bác sĩ cho bệnh nhân kết thúc điều trị và tư vấn phương pháp phòng chống bệnh.
Bác Sĩ Lưu Ý Về Vệ Sinh Phòng Bệnh
Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.
Thu dọn, loại bỏ ngay phân các thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm.
Rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với thú cưng và vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm.
Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chin, cọ rửa sạch nơi vui chơi của trẻ em.
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó, mèo.
Bs. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết
Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát,...
Xem: 263Cập nhật: 31.03.2025
Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Da Tay - Chân, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị
Viêm da tay và chân là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi da đỏ, có vảy, dày ở tay, chân hoặc cả hai.
Xem: 1503Cập nhật: 22.03.2025
Nguy Cơ Nhiễm Virus Lây Truyền Từ Chuột
Nhiễm trùng Hantavirus là một bệnh do virus lây truyền từ loài gặm nhấm sang người. Virus có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi (với ho và khó thở) hoặc...
Xem: 1651Cập nhật: 18.03.2025
Một Số Bệnh Giun Sán Hay Gặp Ở Trẻ Em: Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh giun sán là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, trẻ em dễ bị nhiễm giun hơn do trẻ hiếu động hay lê la trên sàn, rồi đưa tay vào miệng hoặc có khi...
Xem: 3320Cập nhật: 13.03.2025