Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga
Bệnh sán chó ngày nay không còn xa lạ đối với chúng ta bởi đã có nhiều ca tử vong thương tâm xảy ra do người nhiễm không phát hiện được bệnh tình của mình để chữa trị kịp thời. Vậy làm sao để phát hiện sớm bệnh sán chó và nhiễm sán chó thì xử lý thế nào, uống thuốc gì, thời gian bao lâu?
Thông tin chung về bệnh sán chó
Bệnh giun đũa chó hay còn có tên gọi khác là bệnh sán chó Toxocara, do một loài giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó và mèo. Người bị nhiễm bệnh sán chó là do nuốt phải trứng chứa ấu trùng có trong thịt bò, thịt heo, thịt thỏ, thịt gia cầm nhiễm ấu trùng không được nấu chín.
Các thể bệnh khi bị nhiễm sán chó bao gồm: Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng trong đó có não. Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt. Thể thông thường ấu trùng di chuyển da, mô, cơ. Bị nhiễm sán chó thường do thói quen ăn thực phẩm tái sống, rau sống hoặc người nuôi chó, mèo, người sống trong khu dân cư nuôi chó mèo thả rong đều nguy cơ nhiễm bệnh sán chó Toxocara.
Qua điều tra tại Việt Nam có khoảng 20% dân số có kháng thể dương tính đối với Toxocara, điều đó cho thấy có hàng chục triệu người Việt Nam rất có thể đã tiếp xúc với ấu trùng sán chó Toxocara. Trong khi ở Mỹ có tỷ lệ là 13,9% người dân tiếp xúc với ấu trùng sán chó Toxocara.
Nhiễm sán chó uống thuốc gì, thời gian bao lâu?
Các thuốc điều trị bệnh sán chó gồm có
Thuốc Albendazole, thuốc Ivermectin, thuốc Thiabendazole, thuốc Corticoides,... tất cả đều là thuốc uống và có tác dụng điều trị khỏi bệnh sán chó mà không cần can thiệp thủ thuật hay tiêm chích. Ở mỗi người sẽ có đáp ứng riêng với từng loại thuốc, do đó người bệnh nên thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Ở góc độ chuyên môn, để trả lời bạn đọc về việc nên uống thuốc gì khi bị nhiễm bệnh sán chó là rất khó. Vì bạn cần thăm khám để xác định thể bệnh gì rồi điều trị theo phác đồ với thể bệnh đó. Mỗi thể bệnh sẽ có một phác đồ riêng, sẽ có sự phối hợp thuốc riêng. Chưa kể đến là đáp ứng điều trị của mỗi người, có người hợp thuốc A nhưng có người lại hợp với thuốc B.
Liều điều trị sán chó với thuốc Albendazole liều ở trẻ em 10mg đến 15mg/ngày, chia hai lần sáng chiều, uống sau ăn, thời gian điều trị 5, 10, 15, 28 ngày tùy mức độ bệnh và triệu chứng lâm sàng.
Albendazole liều ở người lớn được đề nghị là 800mg/ngày chia 2 lần, thời gian điều trị thay đổi tùy theo thể bệnh và đáp ứng thuốc của từng cá thể, tương tự như ở trẻ em.
Liều điều trị sán chó với thuốc Ivermectin là 200 µm/kg liều duy nhất, uống trước hay sau ăn 2 giờ, kèm theo thuốc trị triệu chứng. Lặp lại điều trị sau thời gian khoảng 7 đến 10 ngày nếu triệu chứng tái phát.
Liều điều trị sán chó với thuốc Thiabendazole. Liều 25 đến 30mg/kg/ngày x 10 đến 14 ngày. Thiabendazole chỉ sử dụng cho trẻ em trên 15 tuổi và người lớn. Trường hợp sán lên não gây động kinh cần bổ sung thuốc chống phù não và thuốc kháng sinh,...
Thời gian trị bệnh sán chó tại phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga?
Thời gian trị bệnh sán chó nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi người, có trường hợp trong một tháng, có trường hợp hai tháng, tái khám xét nghiệm lại sáu 1 đến 2 tháng. Thông thường sau khi sử dụng thuốc trị sán chó từ 5 đến 7 ngày thì các triệu chứng như: mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, đau nhức đầu, mệt mỏi, uể oải nếu có sẽ cải thiện. Sau đó các triệu chứng lui dần khi ký sinh trùng bị diệt bởi thuốc trị sán chó.
Điều trị sán chó lưu ý điều gì?
Quá trình trị sán chó thì có thuốc hết trước, có thuốc hết sau, người bệnh không nên mua thêm bất cứ loại thuốc nào để tăng thêm số lượng thuốc trong toa. Sử dụng thuốc đúng và đủ liệu trình ghi trong toa. Nên tái khám đúng hẹn
Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân, nắm rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những bệnh nhân có tổn thương gan, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng.Bác sĩ nên có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi người bệnh nên có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi,…hẹn người bệnh tái khám khi nào? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Mục đích của xét nghiệm đó để làm gì? Tình trạng hiện tại ra sao? Cần chữa trị bao lâu nữa? Qua đó giúp bệnh nhân yên tâm.
Bác sĩ không nên kê toa cho bệnh nhân điều trị bệnh sán chó Toxocara một đến hai loại thuốc, vì phần lớn các thể bệnh là ấu trùng ở trong máu và tổn thương nội tạng, nếu trị sán chó một đến hai ngày sẽ không đủ liệu trình để tiêu diệt được ấu trùng sán chó trong cơ thể. Cũng không nên dùng thuốc trong thời gian quá dài và không hẹn ngày tái khám.
Ấu trùng sán chó lây nhiễm cho người như thế nào?
Phân của chó hoặc mèo chứa trứng sán chó Toxocara phóng uế ra môi trường, bạn và con của bạn có thể bị nhiễm do vô tình nuốt phải trứng sán chó Toxocara qua đường miệng do ăn rau sống, thịt tái sống, qua vật dụng, đồ chơi. Ấu trùng Toxocara tồn tại trong đất cũng có thể nhiễm bệnh cho người qua da trầy xước khi tiếp xúc trực tiếp với đất, cát nhiễm ấu trùng.
Quá trình ấu trùng sán chó di chuyển trong cơ thể
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán chó Toxocara ở người?
Bị nhiễm sán chó thường diễn biến âm thầm, ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng một cách rầm rộ. Ở người có cơ địa dị ứng và hệ miễn dịch kém, có thể xuất hiện mẩn ngứa da, dị ứng, kèm theo mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc
Dấu hiệu nhận biết ấu trùng xâm nhập vào máu
Quá trình nhiễm bệnh cho người, ấu trùng sán chó trải qua nhiều giai đoạn và trú ngụ ở các vị trí khác nhau trong cơ thể. Nếu xâm nhập vào máu chúng sẽ phóng thích độc tố và người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
Mẩn ngứa da kéo dài không rõ nguyên nhân
Trên da có thể xuất hiện vệt lằn hoặc vết bầm bất thường
Đôi khi có thể thấy đường ngoằn ngoèo dưới da
Ở trẻ em có thể gặp trường hợp giả hen suyễn
Cảm giác như nóng sốt trong người, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu
Đau tức vùng gan tại vị trí hạ sườn bên phải
Sụt cân bất thường
Đau đầu, mệt mỏi, tê tay, động kinh,…
Giảm thị lực mắt, mờ mắt, lâu ngày có thể gây viêm màng bồ đào, viêm võng mặc mắt, viêm nhãn cầu.
Những ảnh hưởng của bệnh sán chó đối với sức khỏe?
Ấu trùng sán chó trú ngụ trong gan thường gây đau tức vùng gan và tạo khối u trong gan dễ nhầm với bệnh ung thư gan. Nếu siêu âm thấy khối u trong gan kèm theo kết quả xét nghiệm máu dương tính với sán chó, cần phải sử dụng thuốc trị sán chó là cách cần thiết để bảo vệ lá gan của bạn.
Một số hình ảnh mẩn ngứa ở bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính Toxocara
Độc tố của sán chó trong máu khiến người bệnh bị ngứa da dai dẳng, ảnh hưởng đến làn da và chất lượng cuộc sống. Trong mỗi chúng ta không ai mong muốn mình bị ngứa ngáy hết ngày này qua ngày khác. Làn da trước đây thì láng mịn bây giờ bỗng trở nên thô ráp do gãi nhiều đã ảnh hưởng tới giấc ngủ, thẩm mỹ và hiệu quả công việc, dẫn đến lo lắng, căng thẳng và bực bội,…
Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara gây tổn thương mắt ít gặp, nhưng nếu gặp thì phiền toái rất nhiều, bệnh nhân thường nhìn mây hoặc mờ mắt một bên, soi đáy mắt thấy tổn thương võng mặc hoặc viêm màng bồ đào.
Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara tổn thương hệ thần kinh trung ương (sán não) ít gặp nhưng nếu gặp thì nguy hiểm vô cùng, các triệu chứng thường gặp khi sán chó di chuyển lên não không thật sự điển hình, một số bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu, hay quên, tê tay, nhức chân, giảm vận động, liệt, thậm chí dẫn tới tử vong nếu ấu trùng sán chó Toxocara tạo khối u lớn trong não.
Hình ảnh nhiễm sán chó thể não
Chẩn đoán bệnh sán chó
Xét nghiệm máu là phương pháp hiện đại được sử dụng để chẩn đoán bệnh sán chó tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga. Thời gian trả kết quả sau 3 đến 5 giờ làm việc. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ kê toa về nhà điều trị và hại ngày tái khám kiểm tra lại. Những trường hợp bị sán chó kèm theo mẩn ngứa da, cần chữa trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng thay vì dùng thuốc dị ứng kéo dài để cải thiện tình trạng ngứa, nâng có sức khỏe người bệnh, không để tình bệnh ngứa tiếp tục tái phát.
Những người khỏe mạnh, không có triệu chứng cũng nên xét nghiệm sán chó Toxocara định kỳ một năm một lần và nên làm xét nghiệm miễn dịch ELISA OD giảm thiểu dương tính giả, phản ứng chéo gây ra bởi các bệnh lý khác như bệnh giun đũa Ascaris, bệnh giun lươn Strongyloides,…
Khám bệnh giun sán ở đâu?
Bạn có thể liên hệ khám chữa bệnh sán chó Toxocara và các bệnh giun sán khác tại phòng khám ký sinh trùng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và chữa trị theo phác đồ để phòng tránh bệnh dai dẳng kéo dài, đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị cũng như những hệ luỵ do ký sinh trùng gây ra đối với sức khoẻ.
BS. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA
CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG
Chuyên Trị: Ngứa Da, Dị Ứng, Mề Đay Do Giun Sán
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Thời gian khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 7
Mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
NGỦ TRONG OTO BẬT ĐIỀU HÒA, COI CHỪNG CHẾT NGẠT
Ngủ trong ô tô đóng kín, bật điều hòa dễ bị ngạt khí bởi khi xe đóng kín cửa nổ máy, mức oxy bên trong giảm, khí CO tăng lên gây hại cho cơ thể.
Xem: 15Cập nhật: 03.06.2023
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC
Tập thể dục thường xuyên làm cho tim khỏe hơn và phổi khỏe hơn, cho phép hệ thống tim mạch cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể theo từng nhịp tim và hệ thống phổi...
Xem: 261Cập nhật: 02.06.2023
BÙNG PHÁT VIÊM NÃO DO NẤM TẠI MỸ VÀ MEXICO
Bệnh viêm não do nấm đang bùng nổ ra ở Mỹ và Mexico, khiến hai người tử vong. Giới chức yêu cầu WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng về...
Xem: 427Cập nhật: 29.05.2023
BỆNH GIUN XOẮN
Trichinosis là nhiễm Trichinella (Giun xoắn) hoặc các loài Trichinella có liên quan. Các triệu chứng bao gồm kích ứng đường tiêu hóa ban đầu, phát ban, mẩn sau đó là...
Xem: 346Cập nhật: 27.05.2023