Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo hay còn gọi là sán chó Toxocara nhiễm cho người qua đường miệng rồi vào máu gây nên triệu chứng ngứa da, dị ứng, mày đay,...ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên không nên quá lo lắng khi bị nhiễm bệnh vì hiện nay có thể điều trị,khỏi (Chia sẻ của PGS,TS. Đỗ Trung Dũng, Phòng khám quốc tế Ánh Nga, Chuyên khoa ký sinh trùng Hà Nội)
Tại sao nhiễm giun sán lại gây bệnh ngứa?
Khi nhiễm vào trong máu ấu trùng mang theo vi trùng gây hại cho cơ thể, trong dòng máu ấu trùng sinh ra dịch tiết khiến nhiễm độc trong máu dẫn đến phản ửng viêm dị ứng ngứa giống như bệnh da liễu. Không chỉ gây ngứa da, ấu trùng sán chó có thể gây tổn thương nhiều vị trí trong cơ thể bao gồm cả người lớn và trẻ em, ấu trùng có thể gây tắc mạch, gây u não, u gan, viêm cơ tim. Ở trẻ em thường gặp thể ấu trùng di chuyển đến mắt ảnh hưởng thể chất của trẻ và khả năng nhận thức.
Thời gian qua Phòng khám ký sinh trùng đã khám và chữa trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara, phần lớn là ngứa da, dị ứng, mày đay kéo dài rồi tới khám, kết quả sau một đến hai đợt điều trị tình trạng mẩn ngứa được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm thì có nguy cơ phải phẫu thuật khi ấu trùng gây u tại mắt và não.
Tuy nhiên cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong do ấu trùng di chuyển đến não và cũng ghi nhận trường hợp bị mất thị lực hoàn toàn một bên mắt diễn ra trong thời gian rất ngắn, từ một người mắt nhìn bình thường nhưng chỉ trong một vài ngày đã mất thị lực hoàn toàn.
Cách phát hiện nhiễm sán trong máu gây ngứa
Dựa vào yếu tố dịch tễ thói quen ăn rau sống, thịt cá tái sống, xung quanh nhà nuôi chó hoặc mèo
Dựa vào triệu chứng lâm sàng với những dấu hiệu triệu chứng toàn thân của bệnh giun đũa chó, có thể dựa vào phép loại trừ để chẩn đoán bệnh, cụ thể trên một bệnh nhân bị ngứa kéo dài trên 6 tuần đã khám và điều trị da liễu những chỉ ổn một thời gian rồi tái lại, trong khi không có yếu di truyền, không có yếu tố dị ứng thức ăn, không có yếu tố về bệnh tiểu dường, bệnh gan, bệnh thận, thì cần qua tâm đến nhiễm ký sinh trùng trong máu trong đó có bệnh sán chó Toxocara.
Dựa vào xét nghiệm máu xác định sự hiện diện của ấu trùng sán chó Toxocara dựa vào các thể lâm sàng kết hợp với xét nghiệm ký sinh trùng đặc hiệu dựa trên kháng nguyên bài tiết của ấu trùng Toxocara để chẩn đoán bệnh
Thường phát hiện sau khi xét nghiệm tình cờ, ít khi được phát hiện qua triệu chứng lâm sàng bởi vì các triệu rất mơ hồ và giống các bệnh lý khác.
Triệu chứng nhiễm sán chó ở người
Nhiễm sán chó thể thông thường
Ở người lớn thường xuất hiện ngứa da, dị ứng, mày đay, da trở nên thô ráp sạm màu lâu ngày khiến da sần sùi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, tình trạng kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, đầy hơi, khó tiêu, xét nghiệm máu tăng nồng độ kháng thể chống sán chó Toxocara, tăng bạch cầu ái toan và tăng nồng độ IgE toàn phần
Ở trẻ em ngứa ít, đau nhức đầu, chán ăn, ngủ lịm, rối loạn hành vi và giấc ngủ, viêm họng, viêm phổi, ho, nhức mỏi chân tay, gan to
Thể này tuy là nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ chuyển thành thể nặng. Thể thông thường phần lớn là gây ngứa da, dị ứng, mày đay. Tuy nhiên không phải ai bị ngứa da cũng đều là do giun sán, bởi vì bệnh ngứa có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có bệnh di truyền, dị ứng thức ăn, bệnh tiểu đường, dị ứng thời tiết. Khi đó nên thăm khám bác sĩ da liễu hoặc uống thuốc dị ứng một vài ngày có thể sẽ tựlkhỏi. Khám bác sĩ ký sinh trùng khi ngứa da, dị ứng, mày đay kéo dài, chữa trị nhiều lần không hiệu quả, bệnh ngứa có tính chất tái đi tái lại.
Nhiễm sán chó thể ấu di chuyển nội tạng (VLM)
Ấu trùng Toxocara xâm nhập vào gan, cơ tim, phổi, thận, cơ,… người bệnh cảm thấy thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, đau tức ngực, thở khò khè dạng hen suyễn, ngứa da, dị ứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to.
Ít ghi nhận sán chó Toxocara gây tử vong ở thể ấu trùng nội tạng, khi tổn thương nội tạng có thể quan sát thấy qua hình ảnh siêu âm có thể thấy khối u trong gan, chụp XQ có thể thấy ổ ấu trùng trong cơ, triệu chứng toàn thân mệt mỏi, đau cơ. Thể này nếu số lượng ấu trùng cao rất dễ chuyển sang thể ấu trùng di chuyển đến mắt, não.
Sử dụng thuốc nội khoa để hạn chế phẫu thuật. Sau khi điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng ổ ấu trùng sẽ nhỏ lại và các tổ chức mô gan, mô cơ sẽ tự làm lành ổ viêm và khối u sẽ không còn xuất hiện ở lần siêu âm sau, thời gian này là khoảng 2 đến 3 tháng, cùng với đó triệu chứng ngứa da, dị ứng, mày đay cũng sẽ lui,bệnh.
Nhiễm sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển đến mắt (OT)
Thường gặp ở trẻ em 2 đến 10 tuổi, ấu trùng sán chó Toxocara có thể xâm lấn vào võng mạc mắt ngoại vi và thủy tinh thể, gây ra 03 hội chứng ở mắt bao gồm:
Viêm nội nhãn do ấu trùng sán chó lan tỏa, viêm thần kinh võng mạc bán cấp ngoại vi lan tỏa một bên.
Bệnh lý về thần kinh vận động mắt, đau nhức mắt.
Viêm mạch màng đệm do nhiễm ấu trùng sán chó trong mắt kéo dài.
Thể thần kinh nhiễm sán chó ở não và tủy sống (NT)
Đau nhức đầu kinh niên, suy nhược, đau lưng, tê tay, tê chân, hay quên, lú lẫn, mệt mỏi, suy giảm thị lực, động kinh, rối loạn thần kinh, sa sút trí tuệ và trầm cảm.
Ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển đến mắt, đến não,… có thể khiến bệnh nhân bị mờ mắt giảm thị lực, đau đầu, tê tay,...
Điều trị bệnh sán chó Toxocara
Nhiều trường nhiễm bệnh sán chó nhưng điều trị không hết ngứa, xét nghiệm lại vẫn dương tính, lý do có thể là sử dụng chưa đủ thuốc. Về nguyên tắc không sử dụng một hai viên thuốc cho bệnh nhân để điều trị bệnh sán chó Toxocara, như vậy là chưa đủ liệu trình, chưa thể yên tâm khỏi bệnh, vì trị bệnh ấu trùng sán chó Toxocara trong máu không giống như điều trị bệnh giun sán trong đường ruột, cần có thời gian và liệu trình sử dụng thuốc dài hơn.
Thời gian điều trị bệnh sán chó Toxocara từ 1 đến 2 tuần, có thể lặp lại liều sau 30 ngày đối với trường hợp nhiễm nặng, lượng ấu trùng trong máu cao có tổn thương nội tạng.
Trong thời gian điều trị ấu trùng sán chó Toxocara anh, chị ăn uống sinh hoạt bình thường, không nhất thiết phải ăn kiêng quá nhiều để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn chín uống chín và tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng giờ và tái khám đúng hẹn. Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, sau khi điều trị cần quan tâm đến vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh ngứa do sán chó Toxocara. Nếu bị mẩn ngứa da, nổi mề đay kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đến hiệu quả lao động, đến chất lượng cuộc sống và để có cơ sở chữa trị dứt,điểm, loại,trừ nguyên nhân gây ngứa, cải thiện sức khỏe. Anh chị có thể liên hệ Phòng khám Quốc tế Ánh Nga Chuyên khoa ký sinh trùng để xét nghiệm và điều trị.
Ánh Nga là Phòng khám Chuyên Khoa do các PGS, BS trong ngành ký sinh trùng thành lập, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tổng quát, trị ngứa da, mẩn ngứa da do giun sán, nhiễm sán trong máu gây ngứa, chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến ngứa da, dị ứng, mày đay do giun sán và các bệnh nấm da, ký sinh trùng ký sinh ở da gây ngứa./.
Phòng khám Ánh Nga
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 691Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1023Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1540Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1987Cập nhật: 28.11.2024