BỊ NGỨA DA DO GIUN SÁN DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
Tôi bị ngứa da lâu ngày đã khám và điều trị da liễu nhiều lần nhưng chỉ một thời gian là bị ngứa trở lại. Tôi nghe nói bị ngứa da do giun sán thì trị da liễu không dứt được. Mong bác sĩ tư vấn giùm tôi cách nhận biết bị ngứa da do giun sán và điều trị như thế nào để bệnh ngứa không bị tái lại. Cám ơn bác sĩ. Tr.T.H.Loan
Chào bạn, qua câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Đúng là bị ngứa da do nhiễm giun sán thì trị da liễu cỡ nào cũng không thể khỏi bệnh ngứa được. Ngứa do giun sán chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong các bệnh gây ngứa ở da và thường dễ bị bỏ sót do chủ quan.
Ngứa da do giun sán thường có những đặc điểm sau đây:
Ngứa xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có thể lúc đầu chỉ xuất hiện ngứa ở lòng bàn tay bàn chân nhưng sau đó lan ra lưng bụng, ngực, đùi. Chỗ ngứa phù lên, nóng da, khiến người bệnh gãy nhiều lâu ngày nổi mụn rải rác, khi ra mồ hôi thì nóng rát, châm chích khó chịu.
Ngứa da thường dai dẳng và tái đi tái lại, uống thuốc dị ứng thì bớt một thời gian sau đó ngứa lại, có thể xuất hiện vệt lằn dưới da, sưng môi, sưng mắt. Người bệnh thường than phiền đã thăm khám và chữa trị bác sĩ da liễu nhiều lần nhưng không cải thiện.
Bị ngứa da khi nào nên thăm khám bác sĩ giun sán?
Nên thăm khám bác sĩ giun sán và làm các xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh khi ngứa da kéo dài trên 4 tuần, đặc biệt là những trường hợp không khỏi bệnh sau khi được chữa trị bằng các thuốc chống dị ứng.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giun sán không cần nhịn ăn, mẫu máu được lấy và ly tâm tách huyết thanh. Trong một lượng máu nhất định ( thường là 2ml ) có thể phân tích cho ra kết quả của từng bệnh giun sán và dị ứng khác nhau với thời gian từ 3 đến 5 giờ. Sau khi lấy máu khoảng 15 phút người bệnh có thể ra về và trở lại nhận kết quả và toa thuốc vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều.
Điều trị như thế nào để bệnh ngứa da không tái phát?
Các bệnh về da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, dị ứng thời tiết,… điều trị như thế nào để bệnh ngứa da không tái phát là rất khó khăn, tuy nhiên bị ngứa da do giun sán thì không phải như vậy. Các thuốc trị giun sán chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến nguyên nhân bệnh gây ngứa.
Tại sao lại như vậy? Nói thì đơn giản nhưng thực tế cần có những nguyên tắc sau đây để điều trị triệt để bệnh ngứa da do giun sán một cách nhanh nhất
Thứ nhất: mỗi loại giun sán sẽ có một loại thuốc điều trị khác nhau, không thể sử dụng thuốc Fugacar để chữa trị tất cả các loại giun sán.
Thứ hai: thời gian điều trị mỗi loại giun sán cũng khác nhau, cũng cùng một loại thuốc trị bệnh giun sán nhưng với nhiễm giun sán trong ruột thì thời gian điều trị ngắn hơn là với bệnh giun sán trong máu.
Thứ ba: xác định thể bệnh để trị theo phác đồ, cùng nhiễm một loại ký sinh trùng nhưng có thể có hai thể bệnh khác nhau. Ví dụ: Anh A bị nhiễm sán gạo heo thì trong cơ thể anh A có thể xuất hiện hai thể bệnh khác nhau là sán dây trưởng thành và ấu trùng sán dây ( hay còn gọi là bệnh ấu trùng sán gạo heo ) như vậy trường hợp của anh A cần điều trị bệnh sán dây trưởng thành bằng thuốc Niclosamide một ngày là khỏi bệnh, nhưng bệnh ấu trùng sán gạo heo cần điều trị 15 ngày hoặc 21 ngày với thuốc Albendazole.
Thứ tư: với bệnh ấu trùng giun đũa chó (bệnh sán chó Toxocara) cần có liệu trình tối thiểu từ 5 đến 15 ngày và phối các thuốc cần thiết để trị ấu trùng trong máu. Chưa có tài liệu nào chứng minh dùng liều duy nhất có thể trị khỏi bệnh sán chó Toxocara.
Bị ngứa da, nổi mẩn đỏ ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara
Trường hợp của bạn bị ngứa da lâu ngày đã khám và điều trị da liễu nhiều lần nhưng chỉ một thời gian là bị ngứa trở lại và muốn được tư vấn, hỗ trợ điều trị như thế nào để bệnh ngứa không bị tái lại. Bạn có thể liên hệ phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng gần nhất để kiểm tra bệnh giun sán rồi chữa trị.
Bạn liên hệ Phòng khám quốc tế Ánh Nga để được các bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết rồi điều trị bệnh. Quá trình thăm khám nếu có kèm theo mệt mỏi kéo dài, đau nhức đầu, choáng váng, tê đầu ngón tay chân, đau tức vùng ngực bên phải thì có thể cân nhắc việc siêu âm gan và chụp MRI sọ não để phát hiện kịp thời ấu trùng di chuyển nội tạng gây tổn thương gan và não.
Phần lớn các trường hợp bị ngứa da do giun sán hay thể bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng đều điều trị khỏi hoàn toàn thông qua việc xét nghiệm máu và dùng các thuốc trị bệnh giun sán phù hợp. Siêu âm gan và chụp MRI chỉ thực hiện khi thật cần thiết, không nên lạm dụng vì gây tốn kém, lãng phí.
Bác sĩ: Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 691Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1022Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1539Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1986Cập nhật: 28.11.2024