Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?
Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây nên. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào và biểu hiện lâm sáng từ thể ấu trùng di chuyển trong da đến thể nặng ở các cơ quan như phổi, mắt gan và hệ thần kinh của con người.
Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào?
Ấu trùng lây truyền cho con người chủ yếu qua đường ăn uống, những đồ ăn thức uống chưa được nấu chín và đun sôi.
Một số bộ phận người dân có sở thích ăn thịt cá tái sống, ăn tiết canh, ăn rau sống chưa được rửa sạch, các loại đồ ăn này nếu có nhiễm ấu trùng giun sán thì khả năng lây truyền sang người là rất cao.
Các em bé có thói quen ngậm tay lên miệng,
Những người hay chơi đùa với thú cưng (chó mèo), nếu các con vật này có nhiễm giun sán,
Những người làm vườn không đi đồ bảo hộ lao động,
Những người có thói quen không rửa tay trước khi ăn.
Bệnh Giun Sán Chó Mèo Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?
Sau đây là một ví dụ điển hình về bệnh nhân nhiễm ấu trùng Toxocara được chữa trị khỏi hoàn toàn Phòng Khám ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội:
Bệnh sử của bệnh nhân: Chị B. T. CH 61 tuổi ở Hà Nội, chị có tình trạng nổi mụn dày thành mảng, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng đổ mồ hôi sau khi làm việc, lao động và sau khi tắm xong, đôi khi tình trạng nổi mẩn tự nổi lên xong rồi lại tự hết, nhưng triệu chứng ngứa cứ kéo dài làm cho chị thường xuyên mất cân bằng sinh hoạt trong cuộc sống như mất ngủ, lo lắng, giảm cân, chị CH rất lo lắng nên đã đi khám da liễu nhiều nơi nhưng hầu như là được chẩn đoán ngứa da, viêm da dị ứng, chị có điều trị thuốc nhưng không hề giảm.
Ngày 04 tháng 12 năm 2024 chị được một người hàng xóm giới thiệu đến Phòng khám Quốc tế Ánh Nga chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán gây ngứa, nổi mẩn, mề đay.
Tại đây Bs Nguyễn Văn Đức sau khi thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa toàn thân cho chị, sau khi thăm khám lâm sàng và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng có kết quả như sau:
Hình ảnh thường thấy ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun sán
Kết Quả Xét Nghiệm
ELISA: Phát hiện có kháng thể kháng kháng nguyên tiết của Toxocara trong huyết thanh
Công thức máu: Bạch cầu ái toan trong máu tăng >7%
CRP tăng
Xét nghiệm định lượng IgE: Tăng
Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chị B. T. CH nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis, bác sĩ Đức kê toa thuốc điều trị theo phác đồ điều trị giun đũa chó Toxocara của bộ y tế ban hành và hẹn chị tái khám sau một tháng điều trị.
Sau một tháng dùng thuốc điều trị tại nhà chị CH quay lại phòng khám để tái khám tình trạng ngứa của chị đã giảm 80%, bác sĩ thăm khám lăm sàng và cho làm lại xét nghiệm một loại giun sán Toxocara đã điều trị được một tháng và sinh hóa cơ bản
Kết quả sau một tháng điều trị như sau:
Toxocara (+) nhưng chỉ số hiệu giá kháng thể đã giảm nhiều so với ban đầu,
Bạch cầu ái toan <7%
Định lượng IgE trong giới hạn bình thường,
CRP bình thường,
Bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân điều trị đợt hai.
Sau hai toa thuốc điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ chị CH hết ngứa:
Ngày 17 tháng 3 năm 2025 chị quay lại phòng khám để tái khám kiểm tra
Chị CH hết ngứa hoàn toàn và kết quả như sau:
Kết quả sau hai tháng điều trị như sau:
Xét nghiệm: Toxocara hiệu giá kháng thể trở về âm tính(-)
Tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm về bình thường <7%
IgE toàn phần trở về giá trị bình thường,
Các chi số sinh hóa máu trong giới hạn bình thường,
Bác sĩ cho bệnh nhân kết thúc điều trị và tư vấn phương pháp phòng chống bệnh.
Bác Sĩ Lưu Ý Về Vệ Sinh Phòng Bệnh
Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.
Thu dọn, loại bỏ ngay phân các thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm.
Rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với thú cưng và vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm.
Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chin, cọ rửa sạch nơi vui chơi của trẻ em.
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó, mèo.
Bs. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 7321Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 7528Cập nhật: 28.11.2024
Sơ Cứu Khi Bị Nghẹn Gây Nghẹt Thở
Các thao tác để giảm nghẹn thường cứu sống được người bệnh. Người lớn thường bị nghẹn một miếng thức ăn, chẳng hạn như một miếng thịt lớn. Trẻ...
Xem: 7715Cập nhật: 22.11.2024
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 7744Cập nhật: 20.11.2024