Hiện nay, nước ta tỷ lệ nhiễm giun lươn khá cao trong dân số. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, đến một lúc nào đó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có khi đe dọa tính mạng người bệnh.Thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng cũng có thể gặp ở vùng ôn đới , ở vùng nông thôn, các cơ sở giáo dưỡng, và ở những tầng lớp kinh tế xã hội thấp.
- Chẩn đoán dựa trên việc tìm thấy ấu trùng rhabditiform và đôi khi filariform trong phân hoặc dịch tá tràng. Cần xét nghiệm nhiều mẫu bệnh phẩm vì độ nhạy của xét nghiệm phân tương đối thấp.
Có thể xét nghiệm phân tươi:
- Sau khi cấy trên đĩa thạch agar
- Trực tiếp
- Sau khi cấy bằng kỹ thuật giấy lọc Harada-Mori
- Sau phục hồi ấu trùng bằng kỹ thuật phễu Baermann (Baermann funnel technique)
- Sau khi đã cô đặc (bằng formalin-ethyl acetate)
- Ấu trùng có thể phát hiện thấy trong đàm của những bệnh nhân nhiễm giun lươn lan tỏa.
- Dịch tá tràng được xét nghiệm bằng kỹ thuật dùng dây Enterotest hoặc hút dịch tá tràng.
Phát hiện kháng thể
- Chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch khi nghi ngờ nhiễm giun lươn, nhưng không chứng minh được bằng các xét nghiệm hút dịch tá tràng, xét nghiệm dây đưa vào tá tràng (string tests), hoặc xét nghiệm phân liên tiếp nhiều lần.
- Xét nghiệm miễn dịch: nên dùng những kháng nguyên dẫn xuất từ ấu trùng filariform của Strongyloides stercoralis để đạt độ nhạy và độ chuyên biệt cao nhất.
- Mặc dù kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp (indirect fluorescent antibody =IFA) và các xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination =IHA) đã được sử dụng, hiện nay khuyên dùng thử nghiệm miễn dịch enzyme (enzyme immunoassay=EIA) do độ nhạy cao hơn (90%).
- Mặc dù có tình trạng suy giảm miễn dịch, thường vẫn tìm thấy các kháng thể IgG ở những bệnh nhân nhiễm giun lươn lan tỏa có miễn dịch suy yếu.
- Có thể gặp phản ứng chéo ở những bệnh nhân nhiễm giun chỉ và một số giun tròn khác.
- Các xét nghiệm kháng thể không được dùng để phân biệt giữa tình trạng nhiễm cũ và nhiễm mới.
- Kết quả dương tính sẽ biện minh cho các cố gắng trong việc chẩn đoán ký sinh trùng và điều trị giun.
- Chuẩn độ trong huyết thanh có thể hữu ích cho việc theo dõi hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch: lượng kháng thể giảm rõ rệt trong vòng 6 tháng sau khi đã điều trị thành công bằng hóa dược.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người
Bệnh sán chó ở người không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Từ lâu chó luôn là động vật yêu quý và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...
Xem: 89958Cập nhật: 06.02.2020
Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...
Xem: 67132Cập nhật: 05.02.2020
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..
Xem: 91628Cập nhật: 04.02.2020
Nguyên Nhân Và Cách Trị Nổi Mề Đay
Nổi mề đay do mạt bụi blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô chó, mèo, gia cầm, Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh dưới da Nổi mề đay do bia rượu,...
Xem: 57605Cập nhật: 14.01.2020