443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - 3 THÓI QUEN DẪN ĐẾN SUY GAN

Cứ 2 phút, toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần để gan thực hiện hơn 500 vai trò khác nhau. Cho đến nay, chưa có cơ quan nhân tạo có thể thay thế được những chức năng phức tạp của gan. Thế nhưng, chính những thói quen thường gặp ở nhiều người lại khiến gan bị yếu dần.

Theo các chuyên gia cho biết rượu bia, thuốc lá, hóa chất tồn dư thực phẩm, virus, vi khuẩn và độc chất sản sinh từ thói quen như nhịn ăn sáng, nhịn tiểu... sẽ khiến tế bào Kupffer bị kích thích quá mức. Tế bào Kupffer là đại thực bào thường trú ở gan, thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết.

Khi tế bào Kupffer bị kích thích sẽ phóng thích ồ ạt các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin.... làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và gây ra nhiều bệnh. Bác sĩ Thành cho biết, phần lớn các bệnh lý liên quan đến gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, đều do sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.

Để bảo vệ sức khỏe gan, mọi người cần tránh những thói quen gây hại gan dưới đây : 

1. Thức khuya

Theo đồng hồ sinh học, vào khoảng từ 23h đến 1h, khi cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi là lúc gan làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể. Đồng thời, gan cũng sử dụng các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào cơ thể trong ngày và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất được tốt hơn. Từ 1h đến 3h, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và máu. Gan sẽ sẽ thực hiện tốt nhất các vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.

Bạn nên cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi, làm việc và giải trí. Hạn chế thói quen thức khuya làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gan nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Mỗi ngày, người trưởng thành nên lên giường trước 22h để có giấc ngủ sâu vào khoảng 23h đến 3h.

Nếu bạn mắc chứng khó ngủ thì hãy làm ấm cơ thể trước khi đặt lưng xuống giường. Bạn ngâm chân vào chậu nước ấm để tăng cường khả năng lưu thông máu. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp, tạo không gian mát mẻ, thoáng đãng sẽ giúp cho bạn dễ ngủ hơn. Khi ngủ, không nên mặc quần áo chật, bó sát cơ thể gây cảm giác khó chịu, bức bí, thay vào đó chọn những bộ đồ rộng rãi, thoải mái.

Do đặc thù và tính chất công việc bận rộn, nhiều người vô tình hại sức khỏe lá gan bởi những thói quen như nhịn ăn sáng, nhịn tiểu, thức khuya... Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn cần cố gắng điều chỉnh những thói quen trên và chủ động bảo vệ sức khỏe, chống độc cho gan bằng cách chọn lựa kỹ thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, hạn chế bia rượu, thuốc lá, không tùy tiện sử dụng thuốc. Tăng cường bổ sung thảo dược có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer như tinh chất Wasabia và S. Marianum cũng là gợi ý. Sự kết hợp giữa Wasabia và S. Marianum mang đến tác dụng chống độc và góp phần tăng cường giải độc từ sâu bên trong giúp gan khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.

Thức khuya không tốt cho gan

2. Không ăn sáng

Gan cần năng lượng để khử độc và chuyển hóa các chất độc hại thành những chất không độc hoặc ít độc hơn để bảo vệ cơ thể. Nếu nhịn ăn sáng, nhất là khi bạn không ăn sáng thường xuyên, gan sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện các vai trò của mình.

Cụ thể, sau một đêm dài, lượng thức ăn tối hôm trước đã được tiêu hóa hết, bạn thức dậy với một chiếc bụng trống rỗng. Nếu còn nhịn ăn sáng, tế bào gan không đủ năng lượng để thanh lọc máu, làm cho các độc chất tích tụ ở gan ngày càng nhiều. Các độc chất sẽ buộc tế bào gan tăng hoạt động để thực hiện vai trò giải độc, từ đó, kích hoạt quá mức tế bào Kupffer phóng thích chất gây viêm càng gây hủy hoại tế bào gan nhiều hơn. Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn khởi phát khi tế bào gan không đủ năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ thải độc.

Gan bị hư tổn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như khả năng tiết mật để tiêu hóa chất béo giảm, gây thừa cân, béo phì; làm tăng lượng cholesterol gây tăng xơ vữa động mạch, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

3. Nhịn tiểu

Trong vai trò loại bỏ độc tố, gan nắm giữ nhiệm vụ quan trọng là đào thải nồng độ amoniac trong máu ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Amoniac được cơ thể trực tiếp hấp thu từ đạm thực phẩm, không khí, nước nhưng chủ yếu được tạo ra từ ruột và thận trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Thói quen nhịn tiểu

Các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày đều có chứa một lượng nitơ nhất định, sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ bị các vi khuẩn đường ruột có men urease phân hủy nitơ thành amoniac (NH3), có tính độc. Amoniac thấm vào niêm mạc ruột và nhanh chóng khuếch tán vào máu, sau đó đưa đến gan. Mỗi ngày, gan phải tiếp nhận khoảng 4 gram nồng độ amoniac trong máu và những chất độc, vi khuẩn khác từ thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm... nên gan phải hoạt động liên tục để xử lý ngay cả khi chúng ta đang ngủ.

Trong quá trình hoạt động, gan tiết ra một số enzyme giúp chuyển đổi amoniac thành urê và sau đó đưa đến thận. Thận với chức năng tạo ra nước tiểu sẽ bài tiết urê, amoniac và một số thành phần khác trong nước tiểu ra ngoài.

Nếu bạn có thói quen nhịn tiểu vào lúc buổi sáng hay bất kỳ thời gian nào trong ngày, amoniac, urê và nhiều thành phần khác trong nước tiểu sẽ thấm vào tĩnh mạch thận, sau đó vào máu và quay ngược trở lại gan. Lúc này, gan sẽ phải gồng gánh thêm một lượng amoniac, urê và nhiều chất độc hại khác có trong nước tiểu. Khi các độc chất tích tụ ở gan càng nhiều thì các tế bào gan phải làm việc liên tục để khử độc chất, dễ bị tổn hại.

 

 

LỢI ÍCH CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

LỢI ÍCH CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường là bệnh rất nguy hiểm , gây ra nhiều biến chứng cho người mắc bệnh, được xem là kẻ giết người thầm lặng thứ 3 trên thế giới.

Xem: 33840Cập nhật: 02.12.2021

6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC UỐNG TRÀ SẢ

6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC UỐNG TRÀ SẢ

Sả không đơn thuần là gia vị để chế biến món ăn mà còn là nguyên liệu để làm trà thảo mộc. Sả rất giàu vitamin và khoáng chất, chất chống ô xy hóa và đặc...

Xem: 27618Cập nhật: 01.12.2021

CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ

CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ

Dinh dưỡng, vệ sinh, giấc ngủ, tiêm chủng là 4 yếu tố cần đảm bảo để giúp trẻ tăng đề kháng, sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh

Xem: 34131Cập nhật: 30.11.2021

5 THỦ PHẠM LÀM TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA

5 THỦ PHẠM LÀM TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA

Theo các chuyên gia , hệ tiêu hóa rất nhạy cảm do đó những yếu tố như thực phẩm, môi trường, lối sống… đều có thể gây tổn thương đến cơ quan này.

Xem: 28930Cập nhật: 27.11.2021

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

3 THÓI QUEN DẪN ĐẾN SUY GAN

Thói quen không tốt dẫn đến suy gan

Những thói quen dẫn đến suy gan