1. Cảm thấy mệt mỏi
Bạn luôn ở trong trong trạng mệt mỏi bất kể bạn đã ngủ bao nhiêu giờ hay uống bao nhiêu ly cà phê, bạn luôn cảm thấy thiếu năng lượng cho công việc của mình hàng ngày. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có hệ miễn dịch của cơ thể bạn đang gặp trục trặc.
2. Hệ tiêu hóa không tốt
Các vi khuẩn trong đường tiêu hóa có thể đóng một vai trò lớn trong hệ miễn dịch và ngược lại. Đường ruột không khỏe thường gây ra các tình trạng sức khỏe suy yếu. Đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, táo bón và các triệu chứng tiêu hóa khác là các dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn không khỏe, làm suy yếu hệ miễn dịch.
3. Dễ mắc bệnh và khó lành bệnh
Khi thời tiết thay đổi bạn sẽ dễ mắc bệnh như cảm mạo, cảm cúm, ho hay đau nhức cơ thể... Đây là các dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Chỉ cần tiếp xúc với một người mắc cảm cúm, bạn dễ dàng lây bệnh ngay. Cần củng cố sức khỏe và tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp...
Mất nhiều thời gian để chữa lành bệnh, bạn lâu hồi phục cơ thể sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm, đây là một dấu hiệu của hệ thống miễn dịch suy yếu. Bạn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn... để củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
4. Hay bị đau khớp
Đau khớp là triệu chứng của nhiều rối loạn sức khỏe khác nhau, triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy triệu chứng này hay xuất hiện trong thời gian gần đây, cẩn thận hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu đấy. Cần cảnh giác và có các biện pháp nâng cao sức đề kháng để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
5. Dễ bị stress
Stress sẽ khó tác động lên bạn nếu bạn giàu năng lượng và sức đề kháng cơ thể mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn có khả năng miễn dịch thấp, bạn dễ rơi vào trạng thái stress. Dấu hiệu này bạn rất dễ so sánh so với trước đây.
6. Da trở nên sạm và khô hơn
Do tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể bạn sẽ bài tiết chậm chạp dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể và trên da. Do đó, khi làn da trở nên sạm đen hay thô ráp, đừng coi thường mà hãy chú ý đến những nguyên nhân tiềm ẩn.
Khi đã có các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe xuống dốc, bạn phải lập tức tập trung bổ sung và cân đối các thực phẩm lành mạnh, điều trị các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Những việc làm vừa nêu có thể giúp bạn phục hồi và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh giun đũa
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là giun đũa (Ascaris lumbricoides), loài giun tròn lớn nhất thường ký sinh ở ruột người. Khi trưởng thành con cái dài từ 20 đến 35 cm,...
Xem: 78522Cập nhật: 04.09.2020
Phương pháp điều trị bệnh sán chó ở người
Bệnh sán chó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải...
Xem: 66826Cập nhật: 24.08.2020
Triệu chứng bệnh sán chó nguy hiểm không
Sán chó còn gọi là bệnh sán chó hay bệnh giun đũa chó, tên khoa học là Toxocara canis. Chúng có hình tròn và dài giống với giun đũa ở người. Người ta bị nhiễm...
Xem: 59941Cập nhật: 19.08.2020
Kết quả xét nghiệm giun đũa chó như thế nào là đáng tin cậy
Bệnh giun đũa chó hiện nay có tỷ lệ xét nghiệm máu cho kết quả dương tính rất cao. Nhiều người có kết quả xét nghiệm máu nhưng vẫn hoang mang không biết là...
Xem: 54917Cập nhật: 14.08.2020