Kim chi là một trong những món ăn phụ có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và giàu chất dinh dưỡng. Nó chứa vô số các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C. Kim chi cũng rất giàu axit amin thiết yếu và khoáng chất như sắt, canxi và selen.
Với thời tiết se lạnh, món kim chi cải thảo trở thành sự lựa chọn hoàn hảo trong mỗi bữa ăn. Người ta sử dụng kim chi như một món ăn kèm với cơm, lẩu, món nướng...Bên cạnh đó còn dùng làm nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn canh kim chi, kimbap, cơm trộn...
1. Giúp ngăn ngừa ung thư
Kim chi có đặc tính chống ung thư nhờ chất chống oxy hóa và các dưỡng chất thực vật có lợi. Kim chi được làm từ những nguyên liệu có các thành phần ngăn ngừa ung thư như cải thảo, củ cải, cải xanh, tỏi, ớt… Đặc biệt, hai gia vị ớt và tỏi khi được muối đúng độ sẽ ngăn tế bào ung thư dạ dày phát triển, góp phần ức chế tế bào ung thư 4-10%.
2. Hạ cholesterol
Tỏi trong kim chi chứa allicin và selen rất hữu ích trong việc giảm cholesterol. Các chất này ngăn ngừa sụ hình thành các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, gián tiếp giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
3. Làm chậm quá trình lão hóa
Viêm mãn tính không chỉ liên quan đến nhiều bệnh tật mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa. Tuy nhiên, kim chi có thể kéo dài tuổi thọ tế bào bằng cách làm chậm quá trình này. Một nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng kim chi có thể làm chậm quá trình lão hóa, mặc dù cần nghiên cứu thêm.
4. Tăng cường sức khỏe miễn dịch
Kim chi có lợi cho đường tiêu hóa, từ đó giúp mang lại một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật trong nguyên liệu như gừng, tỏi, ớt giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng (cảm lạnh, cúm…).
5. Giảm huyết áp
Kim chi có lợi trong việc chống lại bệnh đái tháo đường. Điều này là do các chất cơ trong kim chi giúp ức chế sự hấp thụ đường vào ruột. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng men vi sinh có thể điều chỉnh huyết áp.
6. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu chỉ ra rằng kim chi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này có thể là do đặc tính chống viêm của nó, vì bằng chứng gần đây cho thấy rằng viêm có thể là nguyên nhân cơ bản của bệnh tim.
Trong một nghiên cứu kéo dài trong một tuần được thực hiện gồm 100 người đã phát hiện ra rằng, ăn 15 – 210 gram kim chi mỗi ngày làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (xấu) - tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn, theo Healthline.
Ngứa Da, Da Nóng Bỏng Rát, Châm Chích Dưới Da Là Bệnh Gì?
Chào Bác sĩ, em 32 tuổi ở Hải Dương. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em bị ngứa sáu tháng rồi đi khám da liễu và làm xét nghiệm máu tổng thể rồi không bị...
Xem: 14703Cập nhật: 22.01.2024
Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán
Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán. Điều trị bệnh giun sán có khỏi được bệnh chàm hay không? Tại sao nhiễm ấu trùng giun sán trong máu lại...
Xem: 58929Cập nhật: 18.01.2024
Tổng Quan Về Các Triệu Chứng Của Rối Loạn Phổi
Các bác sĩ có thể nghi ngờ có vấn đề về phổi hoặc đường hô hấp dựa trên các triệu chứng. Các triệu chứng rối loạn phổi thường ảnh hưởng đến hô...
Xem: 13412Cập nhật: 13.01.2024
Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu
Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu. Điều trị nguyên nhân gây bệnh ngứa chính là loạiibỏ ấu trùng giun sán raikhỏi cơ thể bằng...
Xem: 103442Cập nhật: 09.01.2024