Sả là loại cây mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%). Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Dưới đây là 6 công dụng có thể bạn chưa biết của việc uống trà sả
1. Tốt cho tiêu hóa
Trà sả có thể giúp ứng phó với các vấn đề về tiêu hóa như giảm: Buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày… giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia năm 2012 cho thấy sả có tác dụng chống loét dạ dày, giúp giảm đau bụng.
2. Giảm huyết áp
Sả có nhiều kali và giúp tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Forum, sả có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.
3. Hỗ trợ giảm cân
Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.
4 Ngừa ung thư, chống lão hóa
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho thấy, sả chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như lão hóa sớm.
5. Tốt cho tim mạch
Nói chung, sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.
6. Thúc đẩy sự phát triển của tóc
Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.
Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.
BỆNH SÁN CHÓ CÓ LÂY NHIỄM
Bệnh sán cho thường bắt gặp ở trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo...Bệnh sán chó hay còn gọi là ấu trùng giun đũa chó toxocara
Xem: 125077Cập nhật: 23.12.2020
CẶP VỢ CHỒNG NHƯ XÁC SỐNG DO NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Cặp vợ chồng sưng mặt, lở loét miệng, cảm giác vật vờ như xác sống do bị nhiễm ký sinh trùng dientamoeba fragilis.
Xem: 38925Cập nhật: 13.12.2020
4 ĐƯỜNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀO CƠ THỂ
Ký sinh trùng có thể nhiễm vào cơ thể con người thông qua nước nhiễm khuẩn, động vật, thịt sống, du lịch...
Xem: 43318Cập nhật: 13.12.2020
NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ GIUN SÁN
Những biểu hiện khi biểu hiện nhiễm giun sán thường gặp như đau bụng, tiêu chảy....và chúng ta có rất nhiều thắc mắc về bệnh giun sán.
Xem: 78406Cập nhật: 11.12.2020