Theo Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, cho biết trong suy nghĩ của nhiều người, bữa sáng chỉ là bữa ăn phụ nên thường xuyên bỏ qua. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể.
Về nguyên lý, sau khi kết thúc bữa tối, qua một đêm đến 6 giờ sáng hôm sau là khoảng 10-12 tiếng dạ dày "trống rỗng", chưa kể phải chuẩn bị năng lượng cho cả một ngày làm việc mới. Vì vậy, sau thời gian này cơ thể cần bổ sung năng lượng. "Ăn sáng rất cần thiết", bác sĩ nhấn mạnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ăn sáng có xu hướng khỏe mạnh hơn, ít có khả năng thừa cân, béo phì và ít có nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính hơn những người không có thói quen này.
Không ăn sáng làm cơ thể bạn không có nguồn cung năng lượng. Cơ thể phải huy động một lượng đường và protein được dự trữ và sẵn sàng cho mọi hoạt động, làm cho bề mặt của da khô, mất dinh dưỡng. Vì thế có thể xuất hiện các nếp nhăn ở mắt và mặt, làm tăng quá trình lão hóa ở người nhịn ăn sáng.
Bỏ bữa sáng sẽ gây cảm giác đói cồn cào, tụt huyết áp, người nôn nao, lâu dài sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa như đau dạ dày. Dạ dày luôn co bóp, dịch vị thì tiết ra nhưng lại không có gì để tiêu hóa, lâu dần sẽ viêm loét dạ dày, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Việc đói bụng cũng khiến bạn không thể tập trung, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bỏ bữa có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học bị gián đoạn dẫn đến bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, bỏ qua bữa sáng sẽ dẫn tới tình trạng buổi trưa và tối sẽ ăn nhiều để bổ sung năng lượng. Trong khi đó, vào buổi tối, hoạt động không nhiều, thức ăn sẽ không kịp để tiêu hóa hết, nó làm cho nhiệt lượng cơ thể bạn ngày càng tăng, lượng mỡ tích tụ ngày càng nhiều. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa cân - béo phì.
Bác sĩ cho biết, bún, phở, xôi, bánh mì... là những món nên ăn vào buổi sáng để nạp năng lượng. Một gói xôi xéo có chứa chất đạm (protein), chất béo (lipid), và chứa khá nhiều năng lượng từ tinh bột (glucid). Bún có nhiều chất dinh dưỡng hơn, có thể cung cấp nhiểu protein hơn. Có thể ăn bún cá, bún gà, phở các loại, xôi thịt, xôi trứng... để bổ sung năng lượng, lựa chọn cho bữa sáng. Nhìn chung về chất lượng, ăn một bát bún, phở sẽ cân đối hơn so với ăn một gói xôi.
Những món ăn sáng dễ làm :
1. Trứng
Ăn trứng buổi sáng không chỉ tăng cảm giác no lâu, giảm lượng calo vào bữa ăn tiếp theo, mà còn giúp duy trì lượng đường và insulin trong máu ổn định. Trứng tăng cholesterol tốt và cải thiện độ nhạy insulin. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có chứa lutein và zeaxanthin, là những chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Trứng cũng là một trong những nguồn choline tốt nhất - chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của não và gan.
Bạn có thể luộc, chiên, xào, ốp la... ăn vào buổi sáng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn khoảng 2-4 quả một tuần, nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để biết tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của từng người.
2. Yến mạch
Yến mạch chính là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu tại châu Âu, nhiều nhất tại khu vực Bắc Mỹ. Cũng giống như gạo lứt, yến mạch cũng là nguồn cung cấp chất xơ tốt, đặc biệt là beta glucan và rất giàu các vitamin, khoáng chất. Lợi ích của việc ăn bột yến mạch bao gồm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao
Trong 35 g bột yến mạch nấu chín chỉ chứa khoảng 6 g protein, điều này không đáp ứng được yêu cầu protein cho bữa sáng. Để tăng hàm lượng protein trong bữa sáng với bột yến mạch, bạn có thể ăn kết hợp yến mạch với sữa thay vì nước, thêm trứng hoặc phô mai.
3. Phô mai
Phô mai có hàm lượng protein cao, làm tăng quá trình trao đổi chất, tạo cảm giác no. Phô mai cũng chứa đầy đủ chất béo như axit linoleic liên hợp (Conjugated Linoleic Acid - CLA) có thể hỗ trợ quá trình giảm cân. Nên ăn kèm phô mai với các loại quả mọng, hạt lanh xay giúp bữa sáng đầy đủ chất béo, chất xơ, vitamin.
Tóm lại, khi ăn sáng, bạn hãy đảm bảo lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chọn thực phẩm tốt nhất để ăn vào buổi sáng có thể giúp kiềm chế cơn đói và khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Bác sĩ khuyên nên kết hợp trái cây với trứng, phô mai trong bữa sáng. Trái cây chứa hàm lượng chất xơ và nước cao, đặc biệt, trái cây họ cam giàu vitamin C, tốt cho sức khỏe.
Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng gián tiếp
Chẩn đoán miễn dịch học các bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán muộn so với các vi sinh vật khác do việc sản xuất kháng nguyên ký sinh trùng gặp khó khăn. Ký...
Xem: 68596Cập nhật: 27.07.2020
Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu
Những bệnh thường do ký sinh trùng giun sán gây ra cũng có các biểu hiện như ngứa da dị ứng, nổi mề đay, đau đầu,… Nên người bệnh dễ nhầm với bệnh da liễu...
Xem: 62517Cập nhật: 21.07.2020
Triệu chứng nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Triệu chứng nổi mề đay thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể khi thì ở mặt, ở tay, ở chân, khi thì ở lưng,...
Xem: 58649Cập nhật: 16.07.2020
Những dấu hiệu bị ngứa da do dị ứng
Ngứa da có nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như bị dị ứng do thức ăn, mạt bụi nhà, nấm da, thiếu kẽm sau sinh em bé, nhiễm ký sinh trùng giun sán ở trong máu, nhiễm...
Xem: 73432Cập nhật: 12.07.2020