1. Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng
Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau, cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua..., chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.
Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ...). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.
Chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm.
Thực phẩm phải tươi sống, không ăn thịt gia cầm, gia súc chết do nhiễm bệnh. Ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như món tái, gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống...Vệ sinh dao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm.
2. Bổ sung nước cho cơ thể
Sau tiêm vaccine Covid-19 thường có dấu hiệu sốt, đau ở vết tiêm, đau mỏi cơ thể. Vì thế, cần thiết bổ sung nước cho cơ thể, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép... cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Người trưởng thành cần bổ sung khoảng 2,5 lít một ngày, trong đó nước uống bổ sung khoảng 1,2-1,4 lít một ngày (tương đương 6-7 cốc nước), còn lại là nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống.
Uống nước từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm, thậm chí còn tăng. Uống nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Do đó, uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, sẽ giảm cơn khát tốt hơn.
3. Cách xử trí một số phản ứng thông thường
Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy cơ địa từng người, từng loại vaccine, sẽ có phản ứng khác nhau. Vì vậy, sau tiêm vaccine, cần ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.
Sốt: Đây là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau tiêm 1-2 ngày. Nếu sốt đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt chống viêm. Trường hợp, sốt không giảm (trên 39 độ C), liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Tình trạng này có thể tồn tại vài ngày, hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau.
Dị ứng: Sau khi tiêm, bạn có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân... Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu cơ thể cảm thấy khó chịu thì phải tham vấn ý kiến bác sĩ, dùng thuốc chống dị ứng, thậm chí nhập viện.
BỆNH SÁN CHÓ MÈO GIA TĂNG CAO
Nhiễm bệnh sán chó mèo là bệnh do ký sinh trùng gây ra ,có thể có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun...
Xem: 52283Cập nhật: 15.05.2021
BỆNH NHÂN UNG THƯ DỄ MẮC COVID 19
Đối với các bệnh nhân ung thư nói riêng và các bệnh nhân khác có vấn đề về bệnh lý khác nói chung thì hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ kém hơn người bình...
Xem: 36779Cập nhật: 13.05.2021
GIUN TRÒN CHUI DƯỚI DA NGƯỜI
Vừa qua,một người đàn ông 41 tuổi ở Sơn La gặp triệu chứng toàn thân ban đỏ, ngứa nhiều năm. Dù đã nhiều lần chữa trị ở các cơ sở khám chữa bệnh tại...
Xem: 44768Cập nhật: 10.05.2021
THỰC PHẨM NGĂN NGỪA UNG THƯ VÚ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với 2,3 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh vào năm 2020, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Chuyên gia...
Xem: 33876Cập nhật: 08.05.2021