Gan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa cũng chất độc cũng như bài tiết mật. Do đó, những bất thường khi đi vệ sinh là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở cơ quan này. Các dấu hiệu bất thường khi đi vệ sinh cảnh báo bệnh gan bạn nên biết đó là:
1. Nước tiểu có mùi khó chịu và màu đậm màu
Mùi hôi nồng nặc, khó chịu trong nước tiểu chính là một tín hiệu phổ biến cảnh báo bệnh gan. Nguyên nhân chủ yếu là do chức năng gan suy giảm, khả năng thải độc kém, độc tố từ các bộ phận khác nhau trên cơ thể sẽ thông qua nước tiểu để bài tiết ra ngoài. Bình thường, nước tiểu không có mùi gì nên rất dễ phát hiện những bất thường. Nếu tình trạng nước tiểu có mùi hôi kéo dài kèm theo mệt mỏi, khó chịu, vàng da, ăn uống khó tiêu,... thì bạn nên tiến hành kiểm tra đánh giá chức năng gan ngay để sớm phát hiện những bệnh lý có thể xuất hiện tại cơ quan này.
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong suốt, màu vàng nhạt và không lẫn tạp chất. Đôi khi, nước tiểu có màu hơi đậm do bạn uống quá ít nước. Trong trường hợp đã uống đủ lượng nước cần thiết mà nước tiểu vẫn đậm màu thì bạn cần chủ động đi kiểm tra chức năng gan. Bình thường, tại gan, nhân hem của hồng cầu được chuyển về dạng bilirubin và đào thải qua mật. Nhưng nếu bệnh lý xuất hiện tại gan có thể ngăn chặn lại quá trình xuất của mật. Dẫn tới nồng độ bilirubin trong máu tăng cao và khiến nước tiểu đậm màu. Cũng chính vì lý do này mà đi kèm với nước tiểu đậm màu, người bệnh thường bị vàng da, mệt mỏi, khó chịu.
2. Tiêu chảy
Phần lớn các trường hợp tiêu chảy xuất hiện do các vấn đề ở đường tiêu hóa (dạ dày, ruột). Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc điều trị bệnh ở dạ dày, ruột nhưng tiêu chảy vẫn kéo dài không đỡ thì có thể gan đang có vấn đề. Cụ thể, trong bệnh xơ gan thì tiêu chảy là một trong những triệu chứng ban đầu.
3. Phân lẫn máu
Máu trong phân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nếu như trước đó, bạn không ăn máu động vật hay thực phẩm có hàm lượng sắt cao cũng như không có tiền sử về các bệnh đường tiêu hóa. Khi chức năng gan suy giảm, nồng độ bilirubin tăng cao trong máu, hồng cầu không được phân hủy mà được đào thải trực tiếp qua mật và gây ra tình trạng có máu lẫn trong phân. Kèm theo hiện tượng này đó là phân nhạt màu do bilirubin không được bài xuất theo mật ra khỏi gan.
Theo SKĐS
TOÀN THÂN BỊ LOÉT DO TẮM LÁ CÂY
Vừa qua người phụ nữ 40 tuổi da bị nổi mẩn đỏ toàn thân, nhiều tổn thương chảy nước, rỉ dịch vàng mùi hôi tanh.Được biết trước 2 ngày khi Cô nhập viện,...
Xem: 48715Cập nhật: 09.04.2021
MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH SÁN CHÓ
Bệnh sán chó Toxocara là một nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người qua đường miệng. Khoảng 80% là lây nhiễm từ chó ( Toxocara canis ), 20% lây nhiễm từ...
Xem: 51658Cập nhật: 09.04.2021
XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG GIUN SÁN CÓ CẦN NHỊN ĂN KHÔNG?
Xét nghiệm kí sinh trùng giun sán là xét nghiệm tìm những kí sinh nằm trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể. Có nhiều loại xét nghiệm có thể tìm ra kí sinh trùng như soi...
Xem: 66239Cập nhật: 08.04.2021
NGUY HIỂM TÍNH MẠNG NẾU BỊ DỊ DẠNG MẠCH MÁU NÃO
Khi bị dị dạng mạch máu não sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết...
Xem: 33071Cập nhật: 07.04.2021