Gan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa cũng chất độc cũng như bài tiết mật. Do đó, những bất thường khi đi vệ sinh là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở cơ quan này. Các dấu hiệu bất thường khi đi vệ sinh cảnh báo bệnh gan bạn nên biết đó là:
1. Nước tiểu có mùi khó chịu và màu đậm màu
Mùi hôi nồng nặc, khó chịu trong nước tiểu chính là một tín hiệu phổ biến cảnh báo bệnh gan. Nguyên nhân chủ yếu là do chức năng gan suy giảm, khả năng thải độc kém, độc tố từ các bộ phận khác nhau trên cơ thể sẽ thông qua nước tiểu để bài tiết ra ngoài. Bình thường, nước tiểu không có mùi gì nên rất dễ phát hiện những bất thường. Nếu tình trạng nước tiểu có mùi hôi kéo dài kèm theo mệt mỏi, khó chịu, vàng da, ăn uống khó tiêu,... thì bạn nên tiến hành kiểm tra đánh giá chức năng gan ngay để sớm phát hiện những bệnh lý có thể xuất hiện tại cơ quan này.
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong suốt, màu vàng nhạt và không lẫn tạp chất. Đôi khi, nước tiểu có màu hơi đậm do bạn uống quá ít nước. Trong trường hợp đã uống đủ lượng nước cần thiết mà nước tiểu vẫn đậm màu thì bạn cần chủ động đi kiểm tra chức năng gan. Bình thường, tại gan, nhân hem của hồng cầu được chuyển về dạng bilirubin và đào thải qua mật. Nhưng nếu bệnh lý xuất hiện tại gan có thể ngăn chặn lại quá trình xuất của mật. Dẫn tới nồng độ bilirubin trong máu tăng cao và khiến nước tiểu đậm màu. Cũng chính vì lý do này mà đi kèm với nước tiểu đậm màu, người bệnh thường bị vàng da, mệt mỏi, khó chịu.
2. Tiêu chảy
Phần lớn các trường hợp tiêu chảy xuất hiện do các vấn đề ở đường tiêu hóa (dạ dày, ruột). Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc điều trị bệnh ở dạ dày, ruột nhưng tiêu chảy vẫn kéo dài không đỡ thì có thể gan đang có vấn đề. Cụ thể, trong bệnh xơ gan thì tiêu chảy là một trong những triệu chứng ban đầu.
3. Phân lẫn máu
Máu trong phân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nếu như trước đó, bạn không ăn máu động vật hay thực phẩm có hàm lượng sắt cao cũng như không có tiền sử về các bệnh đường tiêu hóa. Khi chức năng gan suy giảm, nồng độ bilirubin tăng cao trong máu, hồng cầu không được phân hủy mà được đào thải trực tiếp qua mật và gây ra tình trạng có máu lẫn trong phân. Kèm theo hiện tượng này đó là phân nhạt màu do bilirubin không được bài xuất theo mật ra khỏi gan.
Theo SKĐS
SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?
Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và bệnh sán lá gan lớn. Bệnh sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng...
Xem: 57705Cập nhật: 10.01.2021
NHỮNG CÁCH PHÒNG BỆNH TRẺ NHÒ THỜI TIẾT LẠNH
Trẻ em cần được giữ ấm cơ thể, tắm đúng cách, ngủ đủ giấc, không nên ở lâu trong phòng kín và duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Xem: 37363Cập nhật: 10.01.2021
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Bệnh giun chó mèo_Toxocariasis do tác nhân gây bệnh là Toxocara Canis hay Toxocara Cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Ấu trùng của loài...
Xem: 49214Cập nhật: 10.01.2021
XÉT NGHIỆM BỆNH GIUN LƯƠN
Hiện nay, nước ta tỷ lệ nhiễm giun lươn khá cao trong dân số. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, đến một lúc nào đó có thể gây ra nhiều...
Xem: 53562Cập nhật: 09.01.2021