Bé Trai 4 Tuổi Nhiễm Tới 4 Loại Ký sinh Trùng Giun Sán
Ba của cháu N.K ở Nghệ An khi đến khám cho biết:
“Cháu N.K năm nay 4 tuổi, lâu nay xuất hiện các nốt như rôm sảy trên da, nổi mẩn đỏ ở khắp vùng lưng, chân, nhiều đêm cháu mất ngủ vì ngứa, cháu vẫn ăn uống bình thường. Gia đình cũng đã cho cháu đi khám và chữa trị da liễu tại Nghệ An hơn một năm rồi nhưng bấy lâu nay chưa thấy thuyên giảm nên rất lo lắng, vừa qua có bà con giới thiệu đến Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội để thăm khám”.
Hình ảnh cháu N.K lúc đến khám
Tại Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga có địa chỉ tại số 443 Đ. Giải Phóng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức cho biết: “Cháu N.K đến khám trong tình trạng vùng da tại lưng, tay và bắp chân xuất hiện các nốt ngứa nổi mẩn như rôm sảy đã lâu ngày, có nhiều mảng da trầy xước do cháu gãi nhiều, có nhiều nốt thâm dưới chân, Bác sĩ nghi do ấu trùng giun sán gây ra, sau khi thăm khám Bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm Bộ ấu trùng giun sán trong máu”.
Kết quả Xét nghiệm
Cháu N.K dương tính tới 4 loại ký sinh trùng giun sán bao gồm:
Giun đũa chó mèo Toxocara Canis (Sán chó),
Paragonimus: (Sán lá phổi) IgG – Nghi ngờ.
Echinococcus IgG: (Sán dây chó),
Cysticercosis IgG: (Ấu trùng sán dây Lợn).
Hình ảnh kết quả xét nghiệm của cháu N.K
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm từ Bác sĩ và được nghe Bác sĩ giải thích kết quả. Ba của cháu N.K cho biết thêm:
"Cháu rất nghịch và chơi cả các đồ dùng gia đình mà cháu nhìn thấy, do Ba mẹ bận nhiều không có thời gian chăm sóc chu đáo, đi nhà trẻ về là cháu tự chơi ngoài sân vườn, nhà cháu ở quê nên có nuôi chó mèo, có thể do tiếp xúc gần với chó mèo nên cháu đã bị nhiễm ấu trùng giun sán qua ăn uống, được Bác sĩ giải thích về bệnh giun sán và cách truyền nhiễm tôi mới rõ về bệnh này, khi về nhà tôi sẽ tách khu vựa nuôi chó mèo riêng ra và cho gia đình lên khám xét nghiệm máu kiểm tra thêm”.
Bác sĩ lưu ý
Các cháu nhỏ thường có thói quen nghịch đất cát, chơi đồ chơi nhiễm khuẩn, nhiễm ấu trùng giun sán mà mắt thường ta không nhìn thấy, nhiều cháu chơi và ngủ cùng chó mèo, một số cháu không có thói quen rửa tay trước khi ăn là nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật, nhất là giun sán.
Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống cho sạch, không để cho trẻ em chơi ở những nơi nghi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Nếu có nuôi chó mèo thì nên tẩy giun sán định kỳ cho vật nuôi và tách riêng khu vực nuôi, bà con nên ăn chín uống sôi.
Những người có các biểu hiện ngứa da lâu ngày, nổi mề đay, mẩn ngứa không rõ nguyên nhân cũng cần đi thăm khám tại các cơ sở Chuyên khoa để sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó điều trị dứt điểm, tránh để nặng sẽ rất khó lường.
Ban truyền thông
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Trong Máu
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh bị nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng thực tế đến tất...
Xem: 113172Cập nhật: 21.10.2019
Bệnh Viện Trị Bệnh Sán Chó Tốt Nhất Cả Nước
Bệnh sán chó không có biều hiện dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Sán chó vào máu di chuyển trong cơ thể gây ra những tổn thương tại những vị trị khác nhau và xuất...
Xem: 131715Cập nhật: 21.10.2019
Sán Chó Ở Người Cách Phát Hiện Và Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu
Bệnh toxocara, bệnh giun đũa chó mèo, ấu trùng giun đũa chó mèo, sán chó, là những tên gọi mà mọi người hay gọi.Tên chính xác của bệnh sán chó chính là bệnh...
Xem: 124922Cập nhật: 21.10.2019
Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó chỉ cần uống thuốc, không cần chích thuốc, không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ phối hợp các thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng...
Xem: 324669Cập nhật: 21.10.2019