Bé Trai 9 Tuổi Nhiễm 2 Loại Ký Sinh Trùng Vì Một Thói Quen
Cháu G.B 9 tuổi tại Hải Phòng, lâu nay xuất hiện ngứa da, nổi mẩn ở khắp vùng lưng, bụng và đùi, đôi khi lên cả mặt và cổ, có những đêm cháu thức trắng vì ngứa, cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng rất gầy gò dù đã học lớp ba nhưng nhìn cháu với dáng vẻ như học sinh lớp một. Gia đình rất lo lắng vì cháu còi cọc không lớn nên có đi khám đầy đủ và chữa da liễu ba năm nay nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Hôm nay tại Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội bác sĩ khám sau đó chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm hai loại ký sinh trùng.
Hình ảnh cháu G.B lúc đến khám
Tại Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga có địa chỉ tại số 443 Đ. Giải Phóng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng vùng da tại lưng, bụng và đùi xuất hiện các nốt ngứa nổi mẩn, có nhiều mảng da trầy xước, nhiều vết thâm dưới da nghi do ấu trùng giun sán gây ra.
Bệnh sử
Mẹ của cháu G.B cho biết: “Cháu xuất hiện các vết ngứa nổi mẩn từ năm 2021, thời gian đó cháu mới đi học cấp 1 nên gia đình khó kiểm soát sinh hoạt, cháu rất nghịch và hay nghịch đất cát ngoài vườn, chân tay lúc nào cũng sứt xát, lúc đầu gia đình chỉ nghĩ cháu ngứa do côn trùng hoặc các vết sứt xát ngoài da gây ngứa, nhưng càng về sau cháu nổi mẩn nhiều, khi gãi thành vệt dài. Có những đêm cháu ngứa gãi suốt đêm vì vậy cháu rất thiếu ngủ sáng ra đi học mà người mệt uể oải.
Gia đình có cho đi khám kiểm tra gan không có vấn đề gì, sau đó đi chữa da liễu cũng không giảm.
Cho đến hôm vừa rồi Dì của cháu có đọc được thông tin các biểu hiện khi nhiễm ký sinh trùng giun sán thì mới thấy biểu hiện giống của cháu G.B nên gia đình cho cháu lên đây khám và làm xét nghiệm.
Nghe Bác sĩ giải thích thì cũng không bất ngờ vì cháu nghịch đất cát bẩn rất nhiều, chân tay lúc nào cũng sứt xát, đi chơi về là cầm nắm đồ ăn không rửa tay…”
Ngứa xuất hiện lên cả vùng mặt cháu G.B
Kết quả Xét nghiệm
Cháu G.B dương tính với giun đũa chó mèo Toxocara Canis (Sán chó) và Giun Lươn Strongyloides.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức chia sẻ thêm:
Bệnh sán chó
Bệnh sá chó hay còn gọi là giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng trên chó và mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo có thể tồn tại ngoài môi trường trong 6 tháng. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể chó, mèo theo phân ra ngoài môi trường, từ 1 đến 2 tuần sau đó sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa chó mèo xâm nhập theo đường ăn uống và gây bệnh cho người.
Loại Ấu trùng sán chó mèo này chỉ phát triển thành con khi ở trên cơ thể con chó và con mèo, khi xâm nhập vào con người chúng chỉ ở dạng Ấu trùng chu du trong dòng máu.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải trứng giun sán một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun sán do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa da, nổi mẩn, mề đay là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi đến trầy xước da, toàn thân da sạm, có sẹo vì gãi ngứa. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Tại mỗi vị trí ngứa trên cơ thể khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài tùy thuộc tình trạng người bệnh, đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một toa thuốc liệu trình điều trị đã cải thiện triệu chứng và âm tính ngay, song có người phải từ 2 đến 3 đợt, thậm trí là hơn và luôn cần bác sĩ theo dõi sát, chỉnh thuốc cho phù hợp.
Sau mỗi đợt điều trị người bệnh cần quay lại để kiểm tra chức năng gan thận và xét nghiệm lại loại ký sinh trùng đó.
Vòng đời Sán chó Toxocara
Bệnh ký sinh trùng Giun Lươn Strongyloides
Giun Strongyloides trưởng thành sống trong niêm mạc và hạ niêm mạc của tá tràng và ruột thừa. Trứng nở trong lòng ruột, giải phóng ấu trùng non. Hầu hết ấu trùng được bài tiết qua phân. Sau vài ngày trong đất, chúng phát triển thành ấu trùng sợi có thể gây bệnh. Giống như giun móc, ấu trùng Strongyloides xâm nhập vào da người, gây ngứa da, chúng di chuyển qua đường máu tới phổi, phá vỡ các mao mạch phổi, tiến đến đường hô hấp, đi đến ruột, nơi chúng trưởng thành trong khoảng 2 tuần. Trong đất, ấu trùng không tiếp xúc với con người có thể phát triển thành những con giun trưởng thành sống tự do mà có thể sinh sôi trong nhiều thế hệ trước khi ấu trùng của chúng trở lại con người.
Bác sĩ lưu ý thêm
Hiện nay, các cháu có thói quen nghịch đất cát, chơi đồ chơi nhiễm khuẩn, nhiễm ấu trùng giun sán, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, một số hay có thói quen ăn đồ sống đồ tái, ăn tiết canh, rau sống không đảm bảm sạch… là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống cho sạch, không để cho trẻ em chơi ở những nơi nghi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Nếu có nuôi chó mèo thì nên tẩy giun sán định kỳ cho vật nuôi.
Những người có các biểu hiện ngứa da lâu ngày, nổi mề đay, mẩn ngứa không rõ nguyên nhân cũng cần đi thăm khám tại các cơ sở Chuyên khoa để sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó điều trị dứt điểm, tránh để nặng sẽ rất khó lường.
Phòng khám Ánh Nga, là cơ sở Khám Bệnh - Xét Nghiệm - Điều Trị về Chuyên khoa ký sinh trùng giun sán tại số 443 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội do các PGS -TS và các Bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm thành lập nhằm giúp khách hàng và người bệnh đi khám không phải đợi lâu mà vẫn đảm bảo có kết quả trong ngày chính xác, Phòng khám Ánh Nga được trang bị Cơ sở vật chất máy móc mới chuẩn Châu Âu, luôn đảm bảo đầy đủ hóa chất và các vật tư phục vụ khách hàng và người bệnh kịp thời.
Ban truyền thông
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?
Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo? Điều trị nguyên nhân gây bệnh ngứa lâu ngày chính là loại bỏ ấu trùng Toxocara ra khỏi cơ thể...
Xem: 35031Cập nhật: 13.04.2023
TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ
Ngày 01 tháng 4 năm 2023 Phòng khám Quốc Tế Ánh Nga tại số 443 Đ. Giải Phóng – Thanh Xuân - Hà Nội đón một vị khách tên N.T.K.S đến từ Phố Hàng Bông – Q. Hoàn...
Xem: 30329Cập nhật: 07.04.2023
TẠI SAO CHÓNG MẶT HOẶC CHOÁNG VÁNG KHI ĐỨNG LÊN?
Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, huyết áp giảm quá mức khi họ ngồi hoặc đứng (tình trạng gọi là hạ huyết áp thế đứng hoặc tư thế)....
Xem: 16961Cập nhật: 01.04.2023
Ký sinh trùng đang giết chết rái cá biển và có thể đe dọa con người
Một chủng ký sinh trùng Toxoplasma hiếm gặp đã giết chết bốn con rái cá biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, gây lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức...
Xem: 24215Cập nhật: 29.03.2023