BÉ VIÊM NÃO DO NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Thứ hai, 27/4/2020, 15:37 (GMT+7)
PHÚ THỌ - Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng tăng bạch cầu ái toan, dương tính với giun đũa chó mèo (toxocara) và sán lá gan lớn (fasciola). Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) và chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não.
Bác sĩ Bùi Thị Đến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhi, cho biết bé xuất hiện tình trạng biến đổi dịch não tủy, điều trị tích cực bằng kháng sinh kết hợp thuốc tẩy giun.
Sau ba tuần điều trị, hôm nay sức khỏe bệnh nhi ổn định, xét nghiệm cho chỉ số bạch cầu ái toan trong máu giảm, dịch não tủy bình thường trở lại.
Các bác sĩ thực hiện chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm não màng não ở bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa có thể xâm nhập gây bệnh cho người.
Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo; hoặc trong thịt chó, mèo. Ăn phải thịt nhiễm giun chưa được chế biến kỹ sẽ bị lây bệnh. Vào cơ thể người, ấu trùng giun được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương.
Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt người nuôi chó mèo nên vệ sinh môi trường. Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo hoặc động vật khác. Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Chó mèo con cần tẩy giun ngay từ ba tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại ba lần cách nhau hai tuần, sau đó cứ 6 tháng tẩy giun một lần.
Khi chúng ta có biểu hiện ngứa da, mề đay, mẩn ngứa, đau bụng, đau đầu, mờ mắt... nghi ngờ nhiễm giun sán cần đi khám và làm xét nghiệm chữa trị kịp thời tại các cơ sở Y tế và chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán, tránh để nặng như trường hợp trên rồi mới đi chữa trị sẽ rất khó lường.
Thúy Quỳnh/ Vnexpress
NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG KHI ĂN THỊT LỢN SỐNG
Thịt Lợn ( Thịt Heo ) là nguồn thực phẩm quen thuộc hằng ngày trong các bữa ăn của người Việt Nam . Ngoài mang đến chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe thì...
Xem: 65849Cập nhật: 08.03.2021
6 NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU BỆNH GAN
Gan là 1 bộ phận vô cùng quan trong trong cơ thể của chúng ta, gan đảm nhận thực hiện nhiều chức năng quan trọng ,đáng chú ý nhất là tiết ra dịch mật giúp tiêu...
Xem: 53458Cập nhật: 06.03.2021
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ
Bạn có biết ? Nếu duy trì một chế độ dinh dưỡng hàng ngày lành mạnh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ . Cơ thể cần ăn uống với cường độ và hàm...
Xem: 50615Cập nhật: 04.03.2021
ĂN KIÊNG HIỆU QUẢ VỚI CÁC LOẠI TRÁI CÂY
Ăn kiêng bằng trái cây là phương pháp ăn thuần chay nghiêm ngặt. Các bữa ăn không có sản phẩm động vật, kể cả sữa. Những người theo thực đơn này chỉ chọn...
Xem: 37168Cập nhật: 01.03.2021