1. Nguyên nhân mắt đỏ
Các nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ bao gồm:
- Đau mắt đỏ do nhiễm virus: Bệnh gây ra do virus như Adenovirus, Herpes; có thể tự hết trong khoảng 7 – 14 ngày, không cần điều trị.
- Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật… có thể khiến bệnh kéo dài cho đến khi loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố gây dị ứng.
2. Cách điều trị mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các thao tác sau:
- Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi
- Rửa mặt, tay thường xuyên với xà bông.
- Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt… với người khác.
- Tránh dụi mắt, không đi bơi.
- Nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần.
Đối với trường hợp cần phải sử dụng thuốc kê toa, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ để chỉ định thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống phù hợp như :
+ Đau mắt đỏ do virus: Đau mắt đỏ do virus sẽ kéo dài 4 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng lại dễ lây lan. Trường hợp này, không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng đối với virus. Người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày là đủ.
+ Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng thuốc mỡ bôi.
+ Đau mắt do dị ứng: Thuốc kháng histamin (gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ do nguyên nhân này nhưng sẽ khiến mắt bị khô. Trường hợp này, người bệnh cần gặp bác sĩ khoa mắt để được chỉ dẫn cách điều trị thích hợp.
3. Con đường lây bệnh và những biến chứng
- Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi . Chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khóa, tay nắm cửa, chậu rửa bát, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi… Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi…Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Không vệ sinh đúng cách kính áp tròng
- Bệnh đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc gây giảm thị lực. Những biến chứng có thể xảy ra khi thời gian bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách. Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường như mắt đỏ, đau nhức cộm… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
ĂN ĐƯỜNG CÓ LỢI VÀ HẠI NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Đường cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu và trước tiên cho cơ thể để hoạt động và để não bộ tư duy .Đường là gia vị mang đến vị ngọt mà con người...
Xem: 58655Cập nhật: 17.03.2021
ĂN SÁNG THẬT SỰ CÓ QUAN TRỌNG ?
Tại sao cần ăn sáng mỗi ngày ? Có nhiều người cho rằng bữa ăn sáng không quan trọng nhưng thật ra nó rất quan trọng vì nó cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể...
Xem: 38866Cập nhật: 15.03.2021
SAU 25 NĂM BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NGƯỜI VIỆT TĂNG GẤP ĐÔI
Theo thống kê hiện nay khoảng 3,5 triệu người Việt Nam đang mắc tiểu đường. Ước tính con số này không ngừng gia tăng, dự kiến thêm 80% vào năm 2045.
Xem: 49723Cập nhật: 13.03.2021
TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA ĐẾN GAN NHƯ THẾ NÀO ?
Khi cơ thể bạn uống bia, rượu quá nhiều dẫn đến bệnh gan, ung thư gan , điều này được rất nhiều người nghe và biết đến, nhưng không phải ai cũng hiểu. Vậy...
Xem: 50976Cập nhật: 10.03.2021