Bệnh Ghẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ
1. TỔNG QUAN
Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn, chiếu chăn dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ. Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ, nhưng nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hoá, viêm cầu thận cấp...
Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Ghẻ cái có hình bầu dục, bụng có 8 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm vào lớp da thượng bì. Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1– 5 trứng, sau 3 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Thời gian ủ bệnh: Khó xác định, trung bình 2 – 3 ngày.
2.1. Thương tổn cơ bản đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, nếp vú, quanh thắt lưng,
Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như ở kẽ ngón tay, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Ở quy đầu, ghẻ có thể gây ra vết trợt được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm với săng giang mai .
Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu.
Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” rất đặc hiệu, nhưng không phải lúc mặt da là một mụn nước nhỏ, lấy kim chích dịch chảy ra, để lộ màu xám hoặc ) cũng dễ tìm thấy. Luống ghẻ do ghẻ cái tạo thành dài 3 – 5mm bên trên mặt da là một mụn nước nhỏ,lấy kim trích dịch chảy ra, để lộ màu xám hoặc đen, dùng kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim, di động khi đặt lên mặt kính (mắt thường nhiều khi khó nhìn, có thể nhìn rõ hơn qua kính “lúp” hoặc kính hiển vi). Đường hầm thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay và quy đầu.
Trên da có thể có những vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hoá, mụn mủ.
Ghẻ Nauy (Norwegian Scabies) hay còn gọi là ghẻ vảy, ghẻ tăng sừng là một thể ghẻ đặc biệt và rất hay gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch như điều trị corticoid kéo dài, suy dinh dưỡng, HIV/AIDS... Thương tổn cơ bản là các lớp vảy da, vảy tiết chồng lên nhau khu trú ở rìa ngón tay, ngón chân, cổ tay, xương cùng, da đầu, có khi lan toàn thân vì vậy còn gọi là ghẻ vảy (Crusted scabies). Có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các vảy nhỏ này và khả năng lây nhiễm cao.
2.2. Triệu chứng cơ năng
Người bệnh ngứa khó chịu, nhất là về đêm (vì ghẻ cái đào hầm vào ban đêm). Chứng ngứa tăng lên làm người bệnh mất ngủ.
3. BIỂN CHỨNG
Chàm hoá: bệnh nhân bị ngứa, gãi chàm hoá. Ngoài các thương tổn ghẻ còn có các mụn nước tập trung thành đám.
Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề, loét.
Lichen hoá: do ngứa nên bệnh nhân gãi nhiều, da dày, có màu thâm.
Viêm cầu thận cấp: có thể gặp ở những bệnh nhân bị ghẻ bội nhiễm và không được điều trị, hoặc điều trị không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các đặc điểm sau:
Thương tổn cơ bản: h m. Mụn nước rải rác và khu trú ở những vị trí đặc hiệu: kẽ ngón tay, đường chị lòng bàn tay, sinh dục, mặt trong đùi, bụng (ở các vùng da mỏng). Đối với trẻ nhỏ chưa biết đi có thể thấy mụn nước ở lòng bàn chân.
Cơ năng: ngứa nhiều về đêm. bệnh ghẻ.
Có tính chất dịch tễ: trong gia đình, tập thể, vườn trẻ nhiều người cùng bị
Tìm thấy luống ghẻ, khêu được cái ghẻ là chính xác nhất.
4.2. Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với một số bệnh da sau đây:
Tổ đỉa: các mụn nước hay tập trung ở vùng rìa các ngón tay hay bàn tay, bàn chân. Bệnh tiến triển dai dẳng.
Sẩn ngứa: nhất là sẩn ngứa ở trẻ em. Thương tổn cơ bản là sẩn huyết thanh rải rác khắp cơ thể, rất ngứa.
Viêm da cơ địa: mụn nước tập trung thành từng đám, rất ngứa, tiến triển dai dẳng.
Hắc lào: là một loại nấm nông ở da. Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành hình vòng cung. Xét nghiệm tìm thấy sợi nấm.
Ghẻ ở quy đầu dễ nhầm săng giang mai: săng giang mai hay gặp ở vùng hậu môn, sinh dục. Thương tổn là một vết trợt nông, không ngứa, không đau, nền cứng. Kèm theo có hạch bẹn to. Xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, vườn trẻ... nếu phát hiện bị bệnh ghẻ.
Khuyến cáo người bị nhiễm ghẻ nên đi khám Bác Sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị và bôi thuốc phải đúng cách, theo hướng dẫn của Bác Sĩ
Quần áo, chăn màn, đệm đồ dùng giặt sạch, phơi khô.
Thời gian điều trị có thể từ một tuần đến một tháng.
5.2. Các thuốc điều trị
–Tại chỗ:
Điều trị ghẻ chủ yếu dùng các thuốc bôi sau đây:
+ Thuốc xịt Spregal
+ Gamma benzen 1% (Lindana, Lindan, Scabecid)
+ Permethrin 5% (Elimite)
+ Benzoat benzyl 25% (Ascabiol)
+ Diethylphtalat (DEP)
- Ngoài ra có thể dùng các thuốc khác như:
+ Lưu huỳnh (mỡ lưu huỳnh 1 – 2%, polysulfur)
+ Crotamiton (Eurax)
Có thể dùng là cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó cũng có hiệu quả trong điều trị ghẻ.
Cách bôi thuốc: tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó bôi thuốc vào các thương tổn ngày một lần vào buổi tối.
Nếu ghẻ chàm hoa hoặc bội nhiễm: phải bôi thêm dung dịch màu milian hoặc castellani và uống kháng histamin tổng hợp.
Ghẻ Nauy: ngâm, tắm toàn thân sau đó bôi mỡ salicyle để bong sừng rồi mới bôi thuốc ghẻ.
Người bị ghẻ tuyệt đối không tắm với lá xoan, lá đào, lá xà cừ vì rất dễ bị dị ứng, nhiễm độc.
6. PHÒNG BỆNH
Vệ sinh cá nhân hằng ngày sạch sẽ.
Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Viêm Da Dị Ứng Mãn Tính Có Khả Năng Nhiễm Giun Sán Ký Sinh Trùng Không?
Chào Bác sĩ, em năm nay 38 tuổi, em bị ngứa da mãn tính kéo dài khoảng ba năm nay không khỏi. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em có đi khám da liễu và làm xét nghiệm...
Xem: 16090Cập nhật: 06.03.2024
Nhiễm Giun Kim
Bệnh Enterobosis là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun kim Enterobius vermicularis, thường xảy ra ở trẻ em, nhưng các thành viên trưởng thành trong gia đình và...
Xem: 13610Cập nhật: 26.02.2024
Người Phụ Nữ Vui Mừng Sau Khi Được Điều Trị Khỏi Ngứa Da, Mẩn Đỏ, Sưng Phù Mắt
THANH HÓA – chị Vũ Thị Phố 54 tuổi tại Thanh Hóa, trải qua 5 năm ngứa da, nổi mẩn đỏ khắp người, khi nặng là ngứa sưng cả mặt và vùng mắt, gãi đến mức...
Xem: 14022Cập nhật: 29.01.2024
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara? Bệnh giun đũa chó Toxocara mà bà con thường gọi là bệnh sán chó. Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa...
Xem: 18577Cập nhật: 26.01.2024