Bệnh Giun Đũa Chó Có Thể Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không
Tôi bị dị ứng nổi mề đay được khoảng 1 năm, ban đầu tôi nghĩ bị nóng gan nên dùng thuốc mát gan để giải độc uống nhưng cũng không khỏi, nghi là dị ứng thức ăn nên tôi kiêng đồ biển và thịt bò, gà nhưng vẫn bị nổi có khi ngày nổi 2 lần, ban đầu chỉ là những vết nhỏ như muỗi đốt sau đó lan dần và nổi thành mề đay rất ngứa ngáy và khó chịu.
Những lúc đó tôi phải dùng thuốc để bớt cơn ngứa Teifast. Ngày 25/12/2018 tôi đi khám và xét nghiệm máu kết quả tôi bị nhiễm giun đũa chó (Toxocara Canis). Bác sĩ kê cho tôi dùng thuốc sổ giun Zentel 200mg + (Albendazol) 20 viên trong thời gian dùng thuốc tôi cảm thấy không còn biểu hiện ngứa nữa nhưng vừa hết thuốc thì tôi lại bị ngứa và ngứa nhiều hơn trước. Nhờ các bác sĩ cho biết có phải tôi bị nhiễm giun sán nặng lắm không? Và tôi muốn điều trị cho hết bệnh thì phải làm sao?
Triệu chứng của bệnh giun đũa chó (Toxacara canis) là gì?
Một trong những triệu chứng của bệnh nhiễm giun đũa chó là ngứa da, nổi mày đay, dị ứng. Khi bị nhiễm thì ấu trùng sẽ vào ruột non, chui qua thành ruột để vào máu, đi khắp cơ thể, đi đến đâu chúng gây bệnh đến đó, ở gan thì gây u gan, ở não gây u não, ở da thì gây ngứa,…Vì vậy có kiêng cử hải sản, thịt bò, gà thì vẫn có thể bị ngứa.
Điều trị bệnh giun đũa chó thế nào là hiệu quả nhất?
Thuốc đã dùng không nói rõ là ngày uống bao nhiêu viên và có uống thêm thuốc gì ngoài Telfast không? Chị có bị nhiễm nặng hay không thì xin trả lời là nặng vì chị có biểu hiện ngứa, dị ứng rất rõ, tuy nhiên nói nguy hiểm đến tính mạng thì chưa vì tỷ lệ giun đũa chó lên não gây tử vong là rất thấp, nhưng không nên chủ quan.
Để điều trị dứt điểm bệnh thì bản thân người nhiễm và bác sĩ phải thực hiện như sau:
Bệnh giun đũa chó có thể trị khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn nếu chị được uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng, đủ liều, đủ thời gian. Bên cạnh đó các bác sĩ phải biết phối hợp thuốc tốt với mỗi giai đoạn bệnh qua các lần xét nghiệm và phải có hồ sơ quản lý mỗi ca bệnh có khoa học.
Trách nhiệm của bác sĩ trong việc điều trị bệnh giun đũa chó cho bệnh nhân như thế nào?
Khi bác sĩ quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc trị bệnh có nghĩa là bệnh nhân đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính (đã bị nhiễm giun đũa chó). Vấn đề điều trị là không phải cứ kê toa thuốc cho bệnh nhân về nhà uống thế là xong mà cần phải cho bệnh nhân biết được uống thuốc A tác dụng ra làm sao? Thuốc B làm sao? Tại sao cần phải dùng thêm thuốc C? Tái khám khi nào? Xét nghiệm lại khi nào? Khi đến xét nghiệm lại thì nên xét nghiệm những gì? Tại sao phải làm xét nghiệm lại?.
Nói tóm lại khi bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc để trị bệnh giun đũa chó cần theo dõi và quản lý ca bệnh. Bác sĩ phải lên lịch tái khám, xét nghiệm lại cho bệnh nhân trong quá trình điều trị để điều chỉnh thuốc cũng như thông báo cho bệnh nhân biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của họ và phải cho họ biết lần xét nghiệm này mức độ của kháng thể giun đũa chó dương tính là bao nhiêu so với lần xét nghiệm trước đó, đặc biệt sau điều trị kháng thể trở về bình thường là khi nào? Khỏi bệnh hoàn toàn khi nào?
Sau khi dùng thuốc khỏi bệnh, bệnh nhân cần phải biết được những biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cả cho gia đình.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
NGUYÊN NHÂN , TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG BỆNH GIUN SÁN
Giun sán là loài ký sinh trùng có thể ký sinh ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là ruột. Các loại giun sán khác nhau có sự nhạy cảm với thuốc khác nhau. Vì vậy cần...
Xem: 51260Cập nhật: 10.04.2021
TOÀN THÂN BỊ LOÉT DO TẮM LÁ CÂY
Vừa qua người phụ nữ 40 tuổi da bị nổi mẩn đỏ toàn thân, nhiều tổn thương chảy nước, rỉ dịch vàng mùi hôi tanh.Được biết trước 2 ngày khi Cô nhập viện,...
Xem: 48662Cập nhật: 09.04.2021
MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH SÁN CHÓ
Bệnh sán chó Toxocara là một nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người qua đường miệng. Khoảng 80% là lây nhiễm từ chó ( Toxocara canis ), 20% lây nhiễm từ...
Xem: 51643Cập nhật: 09.04.2021
XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG GIUN SÁN CÓ CẦN NHỊN ĂN KHÔNG?
Xét nghiệm kí sinh trùng giun sán là xét nghiệm tìm những kí sinh nằm trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể. Có nhiều loại xét nghiệm có thể tìm ra kí sinh trùng như soi...
Xem: 66180Cập nhật: 08.04.2021