Cảnh Báo Gia Tăng Bệnh Sán Chó Hiện Nay
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh do ấu trùng giun đũa chó gây nên. Hiện nay gia tăng khi số gia đình nuôi chó trong nhà ngày càng nhiều. Chưa kể, chó thả rông phóng uế bừa bãi gây khó cho việc kiểm soát mầm bệnh trong môi trường đất cát.
Anh Trần Văn T (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vào tận Viện Sốt Rét - Ký sinh trùng Quy Nhơn (Bình Định) với 2 đợt điều trị dài ngày, được chẩn đoán nhiễm bệnh sán chó. Anh T cho biết, mình thường xuyên ăn rau sống và các loại thức ăn sẵn bán tại chợ, cách đây mấy tháng bị ngứa khắp người. Sau 2 đợt điều trị, anh cho biết, các bác sĩ tại đây cho biết kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan trong giới hạn bình thường, tình trạng bệnh cũng đã ổn định nên không cần điều trị tiếp.
Các ấu trùng tuy đã ngừng phát triển nhưng chúng đã gây tổn thương tại các mô. Nếu bị nhiễm sán chó ở mắt, có thể gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa; nhiễm ở não sẽ gây viêm não, nhức đầu, co giật. Tuy nhiên, có một số người bị nhiễm không có triệu chứng. Một số người có các biểu hiện như ngứa da, nổi mề đay dị ứng.
Theo bác sĩ cho biết khi nhiễm ký sinh trùng loại này, người bệnh thường không có triệu chứng, chỉ một số người thấy ngứa nhưng đa số đến bệnh viện da liễu khám với triệu chứng ngứa. Có một số bệnh nhân thì tự mua thuốc uống nhưng không bớt, đi khám da liễu cũng không hết ngứa. Bệnh nhân có triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, gầy ốm lâu năm không rõ nguyên nhân và trị hoài không bớt.
Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng chia sẻ, hiện nay bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó đã không còn hiếm gặp. Ký sinh trùng này thường có trên chó có tên khoa học là Toxocara canis. Đây là các loại giun tròn sống ký sinh ở ruột non của chó. Khi trưởng thành, các loại giun này sẽ đẻ trứng trong lòng ruột của chó, trứng giun sẽ theo phân ra ngoài môi trường. Sau 1 - 2 tuần thì trứng giun hóa phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun.
Sau khi trứng vào cơ thể người, ấu trùng giun sẽ được phóng thích, chúng di chuyển xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót được nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt.
Cách phòng ngừa và vệ sinh hữu hiệu:
Tỷ lệ gia đình nuôi chó tăng cao cũng như việc thiếu kiểm soát chó thả rông là nguyên nhân khiến tỷ lệ người nhiễm sán chó ngày càng nhiều. Nhiều người dù không tiếp xúc với chó nhưng vẫn nhiễm do ăn thực phẩm có chứa ấu trùng từ phóng uế của chó mèo phát tán ra môi trường. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng cho biết, vì bệnh có thể lây lan khi dùng thức ăn có chứa ấu trùng nên để phòng tránh cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Thường xuyên phải lau dọn nhà sạch sẽ. Ăn chín, uống sôi. Không cho chó vào nhà thường xuyên, không ôm hoặc ngủ chung với chó. Tắm rửa cho chó thường xuyên, tẩy giun định kỳ. Nếu trong nhà có trẻ em, không để trẻ chơi đùa với chó, không để bé nằm bò dưới đất (nhất là những nơi chó thường nằm). Không cho chó vào khu vực trồng rau của vườn nhà để tránh nhiễm trứng giun từ phân chó.
Bệnh sán chó là một bệnh rất dễ nhiễm và cũng rất dễ tái nhiễm. Theo số liệu, trung bình cứ 10 người đi khám bệnh về ký sinh trùng thì có đến 6 người nhiễm sán chó. Ngoài việc tự vệ sinh phòng ngừa, kiểm soát chó nuôi tại khu vực sinh sống cũng là yêu cầu cần thiết. Theo đó, cần áp dụng vệ sinh đặc biệt và khử trùng các chuồng nuôi chó và bất kỳ nơi nào sử dụng của chó trưởng thành hoặc chó con, phân chó phải được xử lý hàng ngày. Nếu các gia đình có trẻ nhỏ hay tiếp xúc gần gũi với chó hoặc chó con, phải được hướng dẫn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn nhằm tránh tiếp xúc với chất thải của vật nuôi, không được liếm tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi,…
Bác sĩ. Thúy Kiều
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 450Cập nhật: 11.10.2024
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 5100Cập nhật: 05.10.2024
Trước Khi Ung Thư Đến, Tay Chân Thường Có 4 Dấu Hiệu Này
(Dân trí) - Ung thư là căn bệnh khó chẩn đoán sớm, nhưng bằng cách chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, bạn có...
Xem: 1037Cập nhật: 05.10.2024
Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Em chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp...
Xem: 1226Cập nhật: 02.10.2024