Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis) hoặc sự liên quan đến thần kinh với bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (A. cantonensis). Chẩn đoán nghi ngờ bằng tiền sử và sự hiện diện của bạch cầu ái toan trong dịch não tủy (CSF) hoặc máu (xét nghiệm huyết thanh).
Angiostrongylus là ký sinh trùng của chuột (giun phổi chuột). Ấu trùng sau khi bài tiết ra được nhiễm vào các vật chủ trung gian (ốc sên đất và sên sau đó có thể truyền nhiễm vào rau) hoặc các vật ký sinh hoặc vật chủ vận chuyển (những vật chủ không cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng nhưng có thể truyền bệnh cho người). Nhiễm trùng ở người do ăn các loại ốc, ốc sên hoặc sên hay vật chủ vận chuyển (một số loài cua đất, tôm và tôm nước ngọt, ếch hoặc cóc) sống hoặc nấu chưa chín; Có thể rau bị nhiễm ấu trùng (ví dụ, trong chất nhờn từ ốc sên hoặc sên mà bò trên thực phẩm).
Hình ảnh: Vòng đời của Giun phổi chuột Angiostrongyliasis
Nhiễm A. cantonensis (angiostrongyliasis thần kinh) chủ yếu xảy ra ở Đông Nam Á và Lưu vực Thái Bình Dương, mặc dù sự lây nhiễm đã được báo cáo ở những nơi khác, bao gồm Caribe, Hawaii, và các vùng của miền nam Hoa Kỳ. Ấu trùng di chuyển từ đường tiêu hóa sang màng não, nơi chúng gây ra viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, với sốt, nhức đầu và dấu hiệu màng não, kèm theo tăng bạch cầu ái toan. Đôi khi, ấu trùng có thể xâm nhập vào mắt.
Nhiễm A. costaricensis (angiostrongyliasis bụng) xảy ra ở châu Mỹ, chủ yếu ở Mỹ Latinh và Caribê. Giun trưởng thành sống trong các động mạch của khu vực hồi manh tràng và trứng có thể được giải phóng vào các mô ruột, dẫn đến viêm tại chỗ với đau bụng, nôn mửa và sốt; Tình trạng này có thể giống với viêm ruột thừa. Nhiễm angiostrongyliasis bụng cũng thường đi cùng với tình trạng tăng bạch cầu ái toan trong máu và có thể xuất hiện một khối ở vùng 1/4 dưới phải bụng rất đau.
Chẩn đoán Angiostrongyliasis (bệnh giun phổi chuột)
Nếu có dấu hiệu viêm màng não, phân tích dịch não tủy (CSF) và công thức máu (A. cantonensis) có chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao.
Đôi khi phát hiện trứng và ấu trùng ở mô thu thập được khi phẫu thuật bụng (đối với A. costaricensis)
Nghi ngờ bệnh Angiostrongyliasis dựa trên tiền sử ăn phải thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm, bao gồm ốc sên, sên đất hoặc vật chủ truyền bệnh như cua đất, ốc, ếch, cóc, hoặc tôm nước ngọt.
Bệnh nhân có phát hiện màng não cần chọc dịch não tủy, thường cho thấy áp lực dịch não tủy tăng, protein và bạch cầu với bạch cầu ái toan > 10%. Công thức máu cho thấy bạch cầu ái toan > 5% trong máu; Ký sinh trùng A. cantonensis hiếm khi được nhìn thấy. Tổn thương khu trú thường không thấy trên CT não. Ấu trùng và trứng của A. cantonensis không có trong phân.
Chẩn đoán nhiễm giun do A. costaricensis rất khó bởi vì ấu trùng và trứng không có trong phân; tuy nhiên, nếu phẫu thuật được thực hiện (ví dụ, đối với nghi ngờ viêm ruột thừa), trứng và ấu trùng có thể được xác định trong các mô được lấy ra trong quá trình phẫu thuật. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu ái toan cao (> 10%) có thể có ấu trùng giun phổi chuột hoặc một loại ấu trùng giun sán nào đó trong máu.
Điều trị Angiostrongyliasis (bệnh giun phổi chuột)
Đối với viêm màng não, thuốc giảm đau, corticosteroid và chọc dịch não tuỷ giảm áp
Viêm màng não do A. cantonensis được điều trị bằng thuốc giảm đau, chọc tháo CSF đặn để giảm áp lực ở hệ thần kinh trung ướng (CNS); corticosteroid có thể làm giảm tần suất điều trị chọc dò tủy sống. Các thuốc diệt giun có thể làm tăng đáp ứng viêm vì nó dẫn đến việc giải phóng các kháng nguyên ký sinh trùng. Hầu hết các bệnh nhân đều khỏi và hồi phục hoàn toàn.
Phòng ngừa Angiostrongyliasis (bệnh giun phổi chuột)
Những người sống trong môi trường, khu vực có A. cantonensis nên tránh ăn ốc sên, ốc, tôm, cua, ếch, rết, thằn lằn, cũng như rau quả và nước ép rau bị ô nhiễm.
Những người sống trong hoặc đi du lịch đến các khu vực có A. costaricensis nên tránh ăn sên sống hoặc nấu chưa chín và rau quả hoặc nước trái cây có nguy cơ bị ô nhiễm.
Con người bị nhiễm Angiostrongylus khi họ ăn ốc hoặc sên sống hoặc nấu chưa chín hoặc vật chủ vận chuyển của sinh vật (một số loài cua đất, ếch, cóc, hoặc tôm càng xanh hoặc tôm nước ngọt, nước lợ). Các loại rau củ quả có nhiễm ấu trùng loài này.
Ấu trùng A. cantonensis di chuyển từ đường tiêu hoá sang màng não, nơi chúng gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan; Trứng A. costaricensis có thể được giải phóng vào các mô ở ruột, gây đau bụng, nôn mửa và sốt.
Chẩn đoán đôi khi bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác, các Bác sĩ dựa vào bệnh sử và môi trường sống của bênh nhân cũng như căn cứ kết quả xét nghiệm huyết thanh có chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao, từ đó sẽ có chỉ định xét nghiệm huyết thanh bộ ấu trùng giun sán trong máu tại các cơ sở chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán.
Bs. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM ÁNH NGA HÀ NỘI
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư vấn. 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BẠN NÊN KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN KHI CÓ CÁC DẤU HIỆU SAU
Cuộc sống ngày nay ngày càng phát triển và hiện đại, ở các khu đô thị phát triển sẽ có nhiều khói, bụi, ô nhiễm, các chất độc...sẽ tấn công gan của chúng...
Xem: 28764Cập nhật: 17.07.2021
KIỂM SOÁT CHOLESTEROL PHÒNG ĐỘT QUỴ NHỜ CHẾ ĐỘ ĂN
Trong thưc đơn ăn hằng ngày của chúng ta, cần cung cấp đủ rau xanh, trái cây mỗi ngày, nên hạn chế mỡ, nội tạng động vật, chọn chất béo có lợi từ cá, dầu...
Xem: 29387Cập nhật: 15.07.2021
TÁC DỤNG CỦA MACCA VÀ HỒNG SÂM VỚI SỨC KHỎE
Theo quyển sách Thực Phẩm Chức Năng của Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam, thì hồng sâm và macca là nhưng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.Hồng sâm giúp...
Xem: 30278Cập nhật: 12.07.2021
MỘT SỐ BỆNH NGỨA DA THƯỜNG GẶP
Bệnh ngứa da là một số bệnh lý về da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể đi kèm với những biểu hiện khác như nổi sần, mẩn đỏ, sưng tấy. Nguyên nhân...
Xem: 40108Cập nhật: 09.07.2021