Ký sinh trùng lây truyền qua thức ăn
Rất nhiều người dân bất ngờ khi thấy bản thân bị nhiễm giun sán ký sinh trùng mà không hề nuôi động vật như chó mèo trong nhà. Hiện nay tỉ lệ người dân nhiễm giun sán ký sinh trùng ngày càng cao trong đó nguyên nhân do lây nhiễm giun sán từ nguồn thức ăn lại chiếm tỉ lệ lớn.
Bệnh do nhiễm giun sán ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trên toàn thế giới, các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, chúng tấn công vào các mô, cơ, các cơ quan nội tạng. Người bệnh có thể có những triệu chứng bệnh thông thường như mệt mỏi, suy nhược, nhiễm trùng đường ruột, ngứa da dị ứng, nhức đầu kéo dài mà không rõ nguyên nhân và cũng rất bất ngờ khi phát hiện ra đây là những triệu chứng mà nguyên nhân là do giun sán ký sinh trùng.
Các ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm và đường ăn uống phổ biến như:Ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp, sán gạo heo Taenia solium, Sán dãi cá Diphyllobothriumlatum, Sán lãi chó Echinococcus spp, Ký sinh trùng trên mèo Toxoplasma gondii, Giun đũa Ascaris spp. Nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp đã được nói tới ở nhiều bải viết nay sẽ là những thông tin về những loại ký sinh khác cũng đang dần trở lên phổ biến.
Taenia solium (sán dải heo) phân có chứ trứng hoặc ấu trùng được phát tán ra ngoài môi trường, trứng sẽ được phân tán trên cỏ, đất và lúc này vật chủ trung gian là heo nuốt phải trứng hoặc đốt sán, trứng sẽ đi đến đến ruột của heo, trứng sẽ phát triển thành phôi và chúng xuyên qua thành ruột vào máu để phát tán nơi đặc biệt là chúng sẽ tạo thành nang sán ở các cơ, mô dưới da, lưỡi và phát triển thành nang ấu trùng (cysticercus). Con người ăn thịt heo chưa được nấu chín có chứa nang sán, dưới tác dụng của men tiêu hóa lên nang sán, đầu sán được giải phóng ra ngoài và phát triển thành sán trưởng thành, sống ký sinh tại đường ruột và gây bệnh. Các triệu chứng bệnh gặp phải có thể là người bệnh đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, gầy sút cân, thiếu máu, suy kiệt…
Diphyllobothriumlatum (sán dây cá) đây là loại sán dây lớn nhất tồn tại ở con người, trong lòng ruột chúng đẻ trứng sau đó trứng theo phân ra ngoài. Khi gặp được điều kiện môi trường thuận lợi trứng sẽ nở ra ấu trùng, ấu trùng sẽ bị động vật giáp xác ăn phải tồn tại trong ruột sau đó chui qua thành ruột, khoảng 18-20 ngày sau phát triển thành ấu trùng procercoid. Sau đó các động vật giáp xác có chứa ấu trùng này sẽ bị một số loại cá nước ngọt ăn phải, ấu trùng di chuyển vào thịt cá và phát triển thành ấu trùng plerocercoid (sparganum),ấu trùng giai đoạn này sẽ lây nhiễm cho con người. Nếu con người ăn cá sống ( gỏi) hoặc chưa được nấu chín kĩ có chứa ấu trùng, ấu trùng sẽ vào đường tiêu hóa sống tại ruột và phát triển thành sán dây trưởng thành.
Echinococcus spp (sán lãi chó) đây là một loại sán dây nhỏ ký sinh trong ruột non của chó, mèo, thỏ. Chúng thải ra phân có chứa trứng sán, trứng theo phân ra ngoài sau đó rải khắp vào môi trường chúng có thể có trong đất, nước, lá rau, lá cây, hạt sau đó con người vô tình ăn phải đồ ăn có chứa trứng, sau đó trứng theo đường tiêu hóa nở và tồn tại trong ruột non, phôi 6 móc được giải phóng chui qua thành ruột và di chuyển qua hệ thống máu và tới ký sinh tại các cơ quan khác nhau như phổi, gan, não…Tại các cơ quan này phôi phát triển thành một nang sán.
Toxoplasma gondii hay còn gọi là ký sinh trùng trên mèo là một ký sinh trùng đơn bào lây nhiễm ở hầu hết các loài động vật máu nóng. Thường xuất hiện nhiều ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Toxoplasma gondii hay gặp nhất là lây truyền qua thực phẩm như ăn phải thịt lợn, thịt cừu, thịt nai chưa được nấu chín có chứa trứng nang hoặc bào nang ngoài ra còn có nguyên nhân lây truyền trong trường hợp mẹ sang con hoặc truyền máu, ghép tạng. Sau khi con người ăn thức ăn có chứa trứng nang hoặc bào nang sẽ vào đến ruột từ đó các thoa trùng trong bào nang giải phóng và di chuyển đến các mô, cơ, tại đây chúng trở thành thể hoạt động sau đó tăng sinh và gây bệnh.
Ascaris (giun đũa) là loại giun tròn sống ký sinh gây bệnh và đẻ trứng trong ruột, thời kỳ trước đây rất hay gặp gần như ai cũng bị nhiễm bệnh tuy nhiên khi có chương trình tẩy giun đình kỳ thì chúng ít gặp hơn, trứng giun đũa trong phân sẽ đào thải ra ngoài, nếu con người sử dụng phân người bệnh làm phân tươi để bón hoa màu, trứng sẽ phát tán ra môi trường. Người nhiễm giun đũa là do ăn phải trứng tồn tại trên các loại rau hoặc trái cây chưa được nấu chín kỹ, rửa sạch, gọt vỏ. Những người bị nhiễm giun đũa thường bị đau bụng, nhiễm nặng có thể gây tắc ruột, gầy sút cân đặc biệt gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ em.
Qua đây có thể thấy nguồn lây truyền giun sán ký sinh trùng luôn ở quanh mỗi người, con người rất dễ nhiễm bệnh nếu không có thói quen ăn uống sinh hoạt vệ sinh tốt. Nếu cảm thấy có nguy cơ bị nhiễm giun sán ký sinh trùng hãy tới những cơ sở y tế chuyên khoa ký sinh trùng để được khám, tư vấn và kiểm tra.
Bs Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
SAU 25 NĂM BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NGƯỜI VIỆT TĂNG GẤP ĐÔI
Theo thống kê hiện nay khoảng 3,5 triệu người Việt Nam đang mắc tiểu đường. Ước tính con số này không ngừng gia tăng, dự kiến thêm 80% vào năm 2045.
Xem: 49978Cập nhật: 13.03.2021
TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA ĐẾN GAN NHƯ THẾ NÀO ?
Khi cơ thể bạn uống bia, rượu quá nhiều dẫn đến bệnh gan, ung thư gan , điều này được rất nhiều người nghe và biết đến, nhưng không phải ai cũng hiểu. Vậy...
Xem: 51156Cập nhật: 10.03.2021
NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG KHI ĂN THỊT LỢN SỐNG
Thịt Lợn ( Thịt Heo ) là nguồn thực phẩm quen thuộc hằng ngày trong các bữa ăn của người Việt Nam . Ngoài mang đến chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe thì...
Xem: 66053Cập nhật: 08.03.2021
6 NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU BỆNH GAN
Gan là 1 bộ phận vô cùng quan trong trong cơ thể của chúng ta, gan đảm nhận thực hiện nhiều chức năng quan trọng ,đáng chú ý nhất là tiết ra dịch mật giúp tiêu...
Xem: 53722Cập nhật: 06.03.2021