1. Quai bị và nguyên nhân gây ra bệnh quai bi
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Mumps, thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ...
2. Triệu chứng bệnh quai bị
Khởi đầu triệu chứng bệnh quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn. Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác mà không chú ý kiêng cữ, khiến cho bệnh nặng hơn.Sau 48h thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:Sưng to vùng mang tai, có thể sưng 1 bên hoặc 2 bên và thường cách nhau vài ngày. Đây là dấu hiệu đặc trưng của quai bị.
Sợ gió, sợ ánh sáng.Để xác định chắc chắn có thể đi làm xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm các kháng thể. Đây là các xét nghiệm xác định chủng di truyền của virus hoặc xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị thông qua kháng thể đặc trưng. Xét nghiệm quai bị được thực hiện với mục tiêu chẩn đoán một người đã từng nhiễm quai bị hay chưa, chẩn đoán người bệnh có đang nhiễm virus gây bệnh hay không, xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị và theo dõi tiến triển của bệnh để tìm phương pháp điều trị thích hợp.
3. Biến chứng của bệnh quai bị
- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, đau, viêm và sốt kéo dài dẫn đến tinh hoàn teo dần và giảm số lượng tinh trùng có thể dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng : biểu hiện đau bụng, rong kinh, đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Nhồi máu phổi: có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
- Viêm não, viêm màng não.Đặc biệt, bệnh quai bị ở người lớn thường có nguy cơ nặng và có nhiều biến chứng hơn trẻ
4. Làm gì khi bị quai bị
- Uống nhiều nước nhưng không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
- Hạn chế thức ăn có chứa thành phần làm từ nếp như xôi, chè, bánh chưng..... vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
- Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều.
- Kiêng nước lạnh và ra gió để tránh làm cho vùng quai bị bị sưng to và nặng hơn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Có thể bổ sung vitamin C để nâng cao khả năng miễn dịch.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt thành phần Paracetamol khi có các triệu chứng sốt cao >38,5 độ C hay khi đau nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
- Có thể dùng bài thuốc dân gian dùng rượu hạt gấc bôi vào vùng bị sưng có tác dụng làm giảm triệu chứng s
5. Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp người bệnh, không ăn uống chung hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp an toàn để chủ động phòng bệnh, mặc dù do vắc-xin quai bị được kết hợp cùng với sởi và rubella nên hiệu quả bảo vệ bệnh chỉ rơi vào khoảng từ 90 – 95%, tuy nhiên người bệnh sẽ bị bệnh nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ít hơn nếu đã được tiêm phòng vắc xin, do trong cơ thể đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh.
Hiện tại, quai bị có vacxin tiêm ngừa cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng vacxin và tình trạng sức khỏe của mỗi khách hàng. Quai bị là bệnh truyền nhiễm mà ở lứa tuổi nào cũng có nguy cơ bị mắc bệnh, nếu bản thân chưa từng tiêm phòng vắc-xin quai bị hãy chủ động tới cơ sở y tế để tiêm phòng nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình.
Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa
Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa. Dựa vào xét nghiệm máu xác định sự hiện diện của ấu trùng sán chó Toxocara dựa vào các thể...
Xem: 29249Cập nhật: 16.03.2023
Giun Sán: Mối Nguy Hại Khôn Lường Đối Với Sức Khỏe Trẻ Nhỏ
Bệnh giun sán ở trẻ em là bệnh rất thường gặp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, thiếu quan tâm, không nhận biết và điều trị sớm tình trạng này, bé sẽ có nguy...
Xem: 25917Cập nhật: 16.03.2023
BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN
Sán lá lớn ở gan gây bệnh cho người có hai loại : Fasciola hepatica, phổ biến nhất, phân bố rộng khắp, và Fasciola gigantica, phân bố tập trung hơn. Cả hai loại sán...
Xem: 30837Cập nhật: 13.03.2023
Bệnh Sán Dây Cá, Xét Nghiệm Có Biết Nhiễm Sán Dây Cá Không?
Bệnh nhiễm sán dây cá hay tên khoa học là D. latum của họ Diphyllobothriidae trong ruột. Thông thường người bị nhiễm là bằng cách ăn cá sống hoặc chưa nấu chí...
Xem: 26368Cập nhật: 06.03.2023