Sốt thương hàn hay còn gọi là bệnh thương hàn, là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonnella typhi gây nên trạng thái nhiễm độc toàn thân và kèm theo trạng thái tổn thương đặc hiệu trên đường tiêu hóa.
Trước đây, bệnh thương hàn lưu hành ở một số khu vực trên thế giới như châu Á, châu Phi, Mỹ nên vaccine thương hàn chỉ khuyến khích tiêm cho đối tượng đi, đến các khu vực này. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc tiêm ngừa vaccine thương hàn được khuyến khích trên toàn cầu vì nó đã trở thành mối quan tâm lớn về sức khỏe.
Thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho hay mỗi năm toàn cầu ghi nhận khoảng 33 triệu người mắc và 1,5 triệu người tử vong vì nhiễm thương hàn. Bệnh lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5 đến 19. Bệnh thương hàn có thể dẫn đến sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, viêm phổi, viêm não và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay vaccine thương hàn được sử dụng phổ biến trên thế giới, trong đó ưu tiên tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn thường xuyên đi đến vùng có dịch bệnh thương hàn. Những đối tượng khác như người sống trong môi trường tập thể, thường xuyên đi du lịch, tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vùng vệ sinh kém... rất cần tiêm phòng vaccine thương hàn. Việc tiêm ngừa giúp cơ thể kích thích sản xuất kháng thể, ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây nhiễm trùng.
Một số đối tượng không nên tiêm ngừa thương hàn gồm:
- Người chống chỉ định, người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thương hàn.
- Những người bị suy giảm miễn dịch như người bị nhiễm HIV, những người được cấy ghép nội tạng , những người đang hóa trị và trẻ em bị suy giảm miễn dịch nguyên phát (PID) .
- Trẻ dưới 2 tuổi chống chỉ định với vaccine thương hàn, do đối tượng này hệ hô hấp chưa hoàn thiện.
- Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang có ý định mang thai, trước khi tiêm vaccine phòng thương hàn cần có ý kiến của bác sĩ.
- Đối với những người sắp đi vào vùng có lưu hành bệnh thương hàn, để đảm bảo khả năng bảo vệ toàn diện, nên tiêm ít nhất 2 tuần trước khi khởi hành.
- Sau khi tiêm vaccine thương hàn, cơ thể có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như khó chịu, cảm giác đau vùng tiêm, đau tại chỗ, buôn nôn, tiêu chảy. Một số rất ít có thể xảy ra phát ban. Hầu hết các phản ứng này đều có xu hướng nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị.
Các phản ứng nghiêm trọng bao gồm dị ứng toàn thân có thể đe dọa tính mạng được gọi là phản vệ nhưng rất hiếm khi xảy ra với vaccine thương hàn.
Tính miễn dịch của vaccine thương hàn không tồn tại vĩnh viễn nên cần tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm nếu có nguy cơ mắc bệnh.
Người Phụ Nữ Nhiễm Ba Loại Ấu Trùng Giun Sán, Điều Trị Một Tháng Khỏi Hoàn Toàn
Chị M.D 45 tuổi ở Nam Định, có tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng và sau khi tắm xong, đôi khi mề đay tự nổi lên xong...
Xem: 3926Cập nhật: 23.10.2024
Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis)...
Xem: 2747Cập nhật: 17.10.2024
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 3725Cập nhật: 11.10.2024
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 9618Cập nhật: 05.10.2024