1. Viêm loét dạ dày
Triệu chứng điển hình viêm loét dạ dàu là đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa... Ngoài các đợt cấp, viêm loét dạ dày mạn tính có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư nếu không được điều trị.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như vi khuẩn HP, stress, sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Để tránh nguy cơ mắc bệnh, nên tránh thói quen dễ gặp trong dịp Tết như ăn không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống bia rượu.
2. Viêm loét đại tràng
Đây là một bệnh mạn tính, lâu dài gây viêm ruột. Người mắc viêm loét đại tràng thường có các triệu chứng điển hình như giảm cân, đau bụng, tiêu chảy, táo bón...
Bệnh có những dấu hiệu điển hình như đại tiện ra máu, mót rặn, sốt, sụt cân, đau bụng... và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nứt hậu môn, rò và áp xe hậu môn, hẹp đại tràng, phình đại tràng. Dịp lễ tết trở thành nỗi ám ảnh với người bệnh do bị hành hạ bởi các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, các thức uống rượu, bia, nước uống có ga, cà phê.
3. Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Nguyên nhân gây tình trạng này là ăn thức ăn không bảo đảm thực phẩm như ôi thiu gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, rất phổ biến trong ngày Tết. Phần lớn người bệnh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa với biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy hay các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi.
Để không ảnh hưởng niềm vui ngày Tết, nên ăn uống khoa học, ăn chín, uống sôi, tránh mất quá nhiều nước trong quá trình bị tiêu chảy hay bị nôn, sốt, hoặc cần đến cơ sở y tế để được xử lý, truyền bù nước kịp thời.
4. Tiêu chảy, táo bón
Đây là bệnh lý hay gặp, nhất là trẻ em - đối tượng rất dễ mắc do hệ miễn dịch còn non yếu. Đa số nguyên nhân gây tiêu chảy là do vệ sinh kém, hoặc ăn đồ ôi thiu.
Ngoài ra, ăn uống không đều đặn, không đúng giờ, thậm chí là ăn uống qua loa, đặc biệt trẻ em thường ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, các loại thức ăn chế biến sẵn, thói quen lười vận động... là những nguyên nhân chính gây bệnh táo bón nên cha mẹ đặc biệt lưu ý kiểm soát việc ăn bánh kẹo của con.
5. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Đặc biệt, việc ăn uống trong dịp Tết thất thường sẽ là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như do ngày Tết việc đi chúc tết, thăm hỏi khiến giờ giấc ăn uống của bạn thất thường, nhất là việc dung nạp những đồ ăn ngọt, thực phẩm giàu chất đạm, dầu mỡ, uống bia rượu...
Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, đau rát họng, vị chua trong miệng. Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến viêm loét thực quản, nhưng nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.
Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Da Tay - Chân, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị
Viêm da tay và chân là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi da đỏ, có vảy, dày ở tay, chân hoặc cả hai.
Xem: 2677Cập nhật: 22.03.2025
Nguy Cơ Nhiễm Virus Lây Truyền Từ Chuột
Nhiễm trùng Hantavirus là một bệnh do virus lây truyền từ loài gặm nhấm sang người. Virus có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi (với ho và khó thở) hoặc...
Xem: 2166Cập nhật: 18.03.2025
Một Số Bệnh Giun Sán Hay Gặp Ở Trẻ Em: Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa
Bệnh giun sán là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, trẻ em dễ bị nhiễm giun hơn do trẻ hiếu động hay lê la trên sàn, rồi đưa tay vào miệng hoặc có khi...
Xem: 3747Cập nhật: 13.03.2025
Tôi Cần Làm Gì Để Có Cuộc Sống Khỏe Mạnh và An Toàn?
Đối với tất cả chúng ta, việc đưa ra những lựa chọn lành mạnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Và tất cả chúng ta đều muốn được tư vấn để có thể...
Xem: 2482Cập nhật: 11.03.2025