443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Các cơ quan trong cơ thể nhất là hệ tiêu hóa luôn hoạt động, ngay cả lúc bạn ngủ. Tốc độ hoạt động có thể chậm hơn bình thường, nhưng đây là thời điểm đường ruột tự sửa chữa. Những thói quen lành mạnh vào buổi tối có thể giúp ích cho quá trình thiết lập đường ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thuận lợi suốt cả ngày.

Uống nước

Uống nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe tiêu hóa. Giữ nước đúng cách giúp thúc đẩy nhiều quá trình trong cơ thể. Thói quen uống nước buổi tối còn giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ phân hủy thức ăn trong đường tiêu hóa, giảm viêm trong hệ vi sinh vật đường ruột và cải thiện quá trình giải độc. Bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ vì phải thức dậy đi vệ sinh.

Hạn chế bữa ăn nhẹ

Ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn nhẹ lúc nửa đêm có thể phá vỡ sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột. Thói quen xấu này làm đồng hồ sinh học bị hỏng, từ đó vi khuẩn không tạo ra lượng axit béo chuỗi ngắn bình thường cần thiết cho quá trình trao đổi chất lành mạnh. Bạn nên cho dạ dày nghỉ ngơi ít nhất vài giờ trước khi ngủ.

Hạn chế thiết bị điện tử

Mọi người chỉ nên thư giãn bằng thiết bị điện tử, tivi trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi đi ngủ. Những chương trình truyền hình, ánh sáng xanh có thể làm tăng mức độ hormone căng thẳng, vì nó đòi hỏi bạn phải chú ý. Căng thẳng gây khó ngủ, không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung, đường ruột nói riêng.

Chọn thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Mọi người nên tập trung vào các thực phẩm có chứa lợi khuẩn và chất xơ hòa tan. Men vi sinh cung cấp vi khuẩn cần thiết cho đường ruột phát triển. Prebiotic (chất xơ hòa tan) là các hợp chất dạng sợi thúc đẩy men vi sinh trong ruột hoạt động hiệu quả. Thực phẩm giàu lợi khuẩn bao gồm: sữa chua, dưa cải bắp, phô mai lên men, kim chi... Thực phẩm chứa nhiều prebiotic bao gồm: chuối, atiso, măng tây, tỏi, hành, ngũ cốc nguyên hạt, mật ong...

Bổ sung prebiotic cho sk đường ruổt

Vận động nhẹ nhàng 

Vận động cơ thể nhẹ nhàng có thể cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột và khuyến khích lợi khuẩn phát triển. Các bài tập nhẹ như đi bộ vào buổi tối, yoga, có thể giúp ích cho sức khỏe.

Thư giãn giúp giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể cản trở giấc ngủ, đồng thời gây rối loạn sức khỏe đường ruột, làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng trước khi đi ngủ như tập thở hoặc thiền, đọc sách hoặc tâm sự với bạn bè, người thân.

Ngủ nghiêng về bên trái

Tư thế ngủ tạo ra sự thoải mái cho sức khỏe đường ruột. Ngủ nghiêng bên trái giúp giảm lượng axit từ dạ dày vào thực quản, có lợi cho người bệnh trào ngược axit, đau dạ dày và các bệnh tiêu hóa khác.

CÁC LOẠI RAU KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

CÁC LOẠI RAU KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Một số loại rau chúng ta sử dụng hằng ngày có thể bị nhiễm ký sinh trùng nếu chúng ta không sơ chế đúng cách như : rau muống, cải xanh, cải cúc, rau má...

Xem: 67912Cập nhật: 14.11.2020

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU VÀO MÙA KHÔ

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU VÀO MÙA KHÔ

Các nhà khoa học Đức phát hiện ký sinh trùng sốt rét ẩn náu trong tế bào máu vào mùa khô bằng cách thay đổi đặc tính hồng cầu.

Xem: 44011Cập nhật: 14.11.2020

PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG CHO TRẺ

PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG CHO TRẺ

Ký sinh trùng rất dễ bị lây trên trẻ em đặc biệt là các loại giun sán. Cần vệ sinh cho bé đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh nhiễm ký...

Xem: 48605Cập nhật: 14.11.2020

KÝ SINH TRÙNG LÀ GÌ ? KÝ SINH TRÙNG CÓ GÂY NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

KÝ SINH TRÙNG LÀ GÌ ? KÝ SINH TRÙNG CÓ GÂY NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Ký Sinh Trùng là mối quan hệ cộng sinh giữa các loài , Ký sinh trùng muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực...

Xem: 62970Cập nhật: 14.11.2020

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Cách trị đường ruột yếu

Hệ tiêu hóa kém phải làm sao

Làm gì để cải thiện hệ tiêu hóa yếu