443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - BIẾN CHỨNG SAU TIÊM SILICON

Tai và bàn tay của người phụ nữ 46 tuổi, bị sưng tấy, đau nhức sau vài tháng tiêm silicon để có dái tai dài như tai Phật và bàn tay búp măng.

Bệnh nhân ngụ Đà Nẵng cho biết thấy người bạn tiêm mỡ nhân tạo giúp tạo "tai Phật" nên làm theo, đồng thời tiêm thêm nhiều vùng khác trên cơ thể. Sau đó, vùng chích bị chai cứng, xuất hiện sưng đỏ, tím tái, đụng vào đau đến buốt óc.

Cơ sở y tế địa phương nạo hút nhưng tình trạng không thuyên giảm, chị vào TP HCM với hai tai sưng to, vùng cằm áp xe, sưng tấy, hai tay phù to, bầm tím loang lổ. Đi đến đâu bệnh nhân cũng trùm kín tay chân và hai tai vì càng lúc càng sưng to biến dạng.

Ngày 30/6, Giám đốc Bệnh viện JW, cho biết hợp chất spa tiêm cho bệnh nhân không phải mỡ nhân tạo mà là silicon lỏng, chất đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong làm đẹp. Ê kíp phải nạo vét toàn bộ silicon lỏng len lỏi khắp các mô cơ, tránh tình trạng chuyển biến xấu, có thể gây nhiễm trùng hoại tử, bắt buộc cắt bỏ tai.

Nạo silicon là một trong những kỹ thuật khó dự đoán được kết quả nhất vì không rõ chúng đã len lỏi khắp nơi, ngấm vào những đâu

May mắn sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân tái khám với đôi tai cải thiện gần như hoàn toàn, không còn sưng đau, cảm thấy như được cải tử hoàn sinh, trút bỏ mặc cảm

Bác sĩ khuyến cáo hiện nhiều người tiêm filler (chất làm đầy), mỡ nhân tạo để tạo "tai Phật", mong đổi vận giàu sang, song cần chú ý vì tai là bộ phận dễ tổn thương. Nếu tiêm một lượng quá lớn filler, kỹ thuật sai sẽ gây nhiều biến chứng.

Đặc biệt, lưu ý rằng không có chất nào gọi là mỡ nhân tạo, bác sĩ cho biết đây chỉ là chiêu trò quảng cáo của các spa "chui", đánh lừa nạn nhân bằng cách tiêm silicon lỏng vốn đã bị cơ quan chức năng cấm.

Ngoài ra, bất cứ kỹ thuật xâm lấn nào cũng đều phải tiến hành trong điều kiện vô trùng, được thực hiện bởi các nhân viên y tế có bằng cấp, kinh nghiệm, tại cơ sở được cấp phép. Do đó, khi có nhu cầu làm đẹp, cần chọn cơ sở thẩm mỹ có uy tín, được cấp phép tiến hành thủ thuật thẩm mỹ mà bạn cần.

Theo vnexpress

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Trên Mèo

Tác nhân gây bệnh là ấu trùng của ký sinh trùng trên mèo (Toxoplasma Gondii), là một loại kí sinh chủ yếu trong ruột mèo. Mèo là vật chủ chính như (mèo nhà, mèo hoang,...

Xem: 80173Cập nhật: 11.02.2020

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Kim

Bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một...

Xem: 108407Cập nhật: 10.02.2020

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc

Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.

Xem: 85057Cập nhật: 07.02.2020

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người

Bệnh sán chó ở người không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Từ lâu chó luôn là động vật yêu quý và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...

Xem: 100978Cập nhật: 06.02.2020

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

BIẾN CHỨNG SAU TIÊM SILICON

Biến chứng tiêm filler

Những biến chứng tiêm filler mà người làm đẹp cần lưu ý