Tai và bàn tay của người phụ nữ 46 tuổi, bị sưng tấy, đau nhức sau vài tháng tiêm silicon để có dái tai dài như tai Phật và bàn tay búp măng.
Bệnh nhân ngụ Đà Nẵng cho biết thấy người bạn tiêm mỡ nhân tạo giúp tạo "tai Phật" nên làm theo, đồng thời tiêm thêm nhiều vùng khác trên cơ thể. Sau đó, vùng chích bị chai cứng, xuất hiện sưng đỏ, tím tái, đụng vào đau đến buốt óc.
Cơ sở y tế địa phương nạo hút nhưng tình trạng không thuyên giảm, chị vào TP HCM với hai tai sưng to, vùng cằm áp xe, sưng tấy, hai tay phù to, bầm tím loang lổ. Đi đến đâu bệnh nhân cũng trùm kín tay chân và hai tai vì càng lúc càng sưng to biến dạng.
Ngày 30/6, Giám đốc Bệnh viện JW, cho biết hợp chất spa tiêm cho bệnh nhân không phải mỡ nhân tạo mà là silicon lỏng, chất đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong làm đẹp. Ê kíp phải nạo vét toàn bộ silicon lỏng len lỏi khắp các mô cơ, tránh tình trạng chuyển biến xấu, có thể gây nhiễm trùng hoại tử, bắt buộc cắt bỏ tai.
Nạo silicon là một trong những kỹ thuật khó dự đoán được kết quả nhất vì không rõ chúng đã len lỏi khắp nơi, ngấm vào những đâu
May mắn sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân tái khám với đôi tai cải thiện gần như hoàn toàn, không còn sưng đau, cảm thấy như được cải tử hoàn sinh, trút bỏ mặc cảm
Bác sĩ khuyến cáo hiện nhiều người tiêm filler (chất làm đầy), mỡ nhân tạo để tạo "tai Phật", mong đổi vận giàu sang, song cần chú ý vì tai là bộ phận dễ tổn thương. Nếu tiêm một lượng quá lớn filler, kỹ thuật sai sẽ gây nhiều biến chứng.
Đặc biệt, lưu ý rằng không có chất nào gọi là mỡ nhân tạo, bác sĩ cho biết đây chỉ là chiêu trò quảng cáo của các spa "chui", đánh lừa nạn nhân bằng cách tiêm silicon lỏng vốn đã bị cơ quan chức năng cấm.
Ngoài ra, bất cứ kỹ thuật xâm lấn nào cũng đều phải tiến hành trong điều kiện vô trùng, được thực hiện bởi các nhân viên y tế có bằng cấp, kinh nghiệm, tại cơ sở được cấp phép. Do đó, khi có nhu cầu làm đẹp, cần chọn cơ sở thẩm mỹ có uy tín, được cấp phép tiến hành thủ thuật thẩm mỹ mà bạn cần.
Theo vnexpress
CẢNH BÁO UNG THƯ NẾU CÓ TRIỆU CHỨNG NGỨA DA
Khi cơ thể bị ngứa, bứt rứt không rõ nguyên nhân khiến bạn khó chịu và muốn gãi không ngừng nó có thể là triệu chứng của một số loại ung thư
Xem: 161031Cập nhật: 11.12.2020
ĐỘT QUỴ - CÁC NGUY CƠ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA
Nguyên nhân gât đột quỵ xảy ra do cao huyết áp, tiểu đường, rung nhĩ... nguy cơ này có thể kiểm soát nếu thăm khám định kỳ, dùng thuốc theo phác đồ điều trị...
Xem: 40884Cập nhật: 09.12.2020
PHÁT HIỆN 50 LOẠI UNG THƯ KHI XÉT NGHIỆM MÁU
Tại cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) sẽ thí điểm loại xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện 50 loại ung thư, hy vọng tầm soát sớm cho hàng nghìn người.
Xem: 52220Cập nhật: 08.12.2020
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT NHỮNG ĐỀU CẦN LƯU Ý
Khám tổng quát là để biết tình trạng sức khoẻ tổng thể của mỗi người ở một thời điểm thông qua việc đánh giá chức năng của hầu hết các cơ quan trong...
Xem: 55717Cập nhật: 08.12.2020