Biểu Hiện Của Bệnh Sán Lá Gan Cần Phải Biết
Bệnh sán lá gan vốn là bệnh khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự khác, do đó khi chuẩn đoán thì bác sĩ cần có kinh nghiệm và phải hết sức lưu ý.
Cụ bà Nguyễn Thị Lan, 75 tuổi, đến từ Đồng Tháp bị sốt cao kéo dài trong nhiều ngày liền. Mặc dù đã đi đến rất nhiều trung tâm y tế cũng như bệnh viện lớn để khám bệnh nhưng bà đều được chuẩn đoán là bị đau bao tử. Vì thế, các bác sĩ chữa trị đều cho bà xuất viện sau khi cảm thấy bà đã hạ sốt. Tuy nhiên, với trường hợp của bà, chỉ vài ngày sau bà lại tái sốt và kèm theo đau bụng. Thấy bệnh tình không có tiến triển gì tốt, người nhà bà được nhiều người khuyên là nên đưa bà đến các trung tâm chuyên ký sinh trùng để được chẩn đoán cách chính xác.
Sau khi bà tới trung tâm khám sơ bộ và nhận thấy các dấu hiệu là sốt cao liên tục và đau bụng ở hạ sườn phải. Bác sĩ đã cho tiến hành chụp CT cùng với xét nghiệm máu và soi phân để chắc chắn rằng bà không phải bị chứng đau bao tử đơn thuần nhưng là một bệnh khác có mức độ nguy hiểm cao hơn. Sau khi đã có tất cả kết quả xét nghiệm cận lầm sàng, bà đã được bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng chẩn đoán là mắc bệnh sán lá gan.
Ngay tại thời điểm chuẩn đoán được chính xác bệnh mà bà đang mắc phải, các bác sĩ đã lên phác đồ điều trị phù hợp và theo dõi chặt chẽ diễn biến sức khỏe của bà để hỗ trợ kịp thời. Chỉ trong vòng 3 ngày, bà đã được chữa trị hoàn toàn khỏi bệnh sán lá gan và khỏe mạnh trở lại.
Sau 3 ngày điều trị, bà Nguyễn Thị Lan vô cùng phấn khởi khi biết mình đã được chữa khỏi căn bệnh sán lá gan lớn. Bà cho biết: “Tôi rất cám ơn sự tận tình của các bác sĩ đã nhanh chóng giúp tôi chuẩn đoán đúng bệnh và điều trị dứt điểm, để tôi có thể sớm hồi phục sức khỏe. Sau khi chữa khỏi bệnh sán lá gán, tôi cảm thấy rất yên tâm về khả năng chăm sóc y tế tại đây cho sức khỏe của mình về sau vì tôi cũng đã nhiều tuổi rồi.”
Cách phòng bệnh sán lá gan:
Bệnh sán lá gan, bác sĩ cho biết phòng tránh bệnh sán lá gan không khó, đòi hỏi ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống cẩn thận. Cách tốt nhất để tránh mắc phải bệnh là không ăn rau, canh, ốc hay thịt động vật nấu chưa chín. Ngoài ra, cần lưu ý không uống nước chưa đun sôi và luôn nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.
Theo số liệu thống kê mới nhất thì hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lên đến hơn 4.094 người, phân bố tại 231 huyện, thuộc 45 tỉnh thành trên toàn quốc.
Sán lá gan là 1 loại ký sinh trùng mà chủ yếu ký sinh ở các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò; đôi khi là chó, mèo, và đặc biệt là ốc. Sán cũng có thể có trong các loại rau sống dưới nước như rau ngổ, rau nhút, rau cần, cải xoong,... Sán lá gan có 2 loại lớn và nhỏ, tuy nhiên chỉ những sán lá gan lớn mới có khả năng gây bệnh và các biến chứng nguy hiểm khác.
Các triệu chứng khi nhiễm sán lá gan:
- Bệnh sán lá gan nhỏ: đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ọc ạch khó tiêu); đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
- Bệnh sán lá gan lớn: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa,...
- Khi có các triệu chứng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh trong thời gian sớm nhất.
Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Là phòng khám bệnh giun sán uy tín, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc
Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.
Xem: 74523Cập nhật: 07.02.2020
Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người
Bệnh sán chó ở người không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Từ lâu chó luôn là động vật yêu quý và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...
Xem: 90079Cập nhật: 06.02.2020
Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...
Xem: 67172Cập nhật: 05.02.2020
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..
Xem: 91694Cập nhật: 04.02.2020