Sự phát triển của sán chó khi nhiễm bệnh trong cơ thể người:
Sán chó hay khi nhiễm vào cơ thể người gọi là ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis). Loài giun đũa chó này thường sống trong ruột non của chó con nhất là chó con dưới 6 tháng tuổi, chiếm tỉ lệ cao ở chó sống ở vùng nhiệt đới. Giun đũa chó có thể ký sinh lên phổi, ruột, hay các cơ quan nội tạng khác của chó và hoàn toàn có thể lây truyền sang cho con của nó khi nó mang thai.
Mỗi ngày có khoảng 200 nghìn trứng của giun đũa chó được sinh ra và trứng sẽ được đào thải qua phân chó hoặc qua dịch nôn nếu chó có nôn ra giun, trứng giun đũa chó có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài đất, nước… Tỉ lệ trẻ em nhiễm giun đũa chó luôn cao hơn người lớn do trẻ em hay nghịch đất cát sau đó lại đưa tay lên miệng, cắn móng tay…
Sự phát triển của sán chó
Hiện nay rất nhiều gia đình vẫn nuôi chó mèo thậm chí có thói quen sinh hoạt chung cùng chó mèo như ôm ấp, vuốt ve, thậm chí la hôn và ngủ cùng chó mèo trong nhà mà không biết trên cơ thể chúng có thể có rất nhiều trứng giun đũa chó đang tồn tại.
Khi trứng sán chó xâm nhập được vào cơ thể thì hệ miễn dịch không tự tiêu diệt được, trứng sẽ nở thành ấu trùng và ấu trùng này sẽ theo máu đi khắp các cơ thể và tới cả các cơ quan nội tạng, sống và gây bệnh tại vị trí chúng ký sinh.
2.Biểu hiện cho thấy đã bị nhiễm sán chó.
Khi ấu trùng sán chó đã được xâm nhập và phát triển thành dạng ấu trùng trong cơ thể người thì các ấu trùng này sẽ tấn công vào các cơ quan và có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Mức độ nguy hiểm và mức độ tổn thương của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào cơ quan chúng tấn công.
Đầu tiên khi ấu trùng được giải phóng thì sẽ kích hoạt cơ chế miễn dịch của cơ thể, biểu hiện ban đầu bệnh nhân gặp phải có thể là biểu hiện dị ứng, phản ứng quá mẫn. Nếu nhiễm bệnh nhiều năm dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ thì sau 2-5 năm bị nhiễm bệnh là lúc bệnh biểu hiện nặng nề nhất.
Các biểu hiện đặc trưng khi bị nhiễm sán chó:
Ngứa da dị ứng, nổi mẩn đỏ hoặc mề đay, có thể ngứa châm chích trong da mà không có biểu hiện đỏ da
Đau bụng, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng kéo dài hoặc táo bón kéo dài.
Đau nhức mỏi cơ, tê bì tay chân.
Nhức đầu không rõ nguyên nhân, choáng váng, xây xẩm.
Sốt, ho, có thể có khò khè.
Ngoài ra có thể kèm theo: Gan to,viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm màng bồ đào mắt, giảm thị lực một bên hoặc hai bên.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh thường sử dụng là phương pháp miễn dịch ELISA tìm thấy IgG Kháng thể anti - Toxocara spp IgG trong máu.
Có thể tìm thấy ấu trùng hay giun đũa chó trong phân.
Hiện nay kỹ thuật gene y học phân tử, sinh thiết mô cũng được áp dụng tuy nhiên chi phí cao, thời gian lâu.
Bác sĩ thường sẽ dựa vào các đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm Elisa huyết thanh để chẩn đoán bệnh này tuy nhiên do triệu chứng bệnh có thể gặp ở nhiều bệnh khác nên cần có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng chuyên khám và điều trị sẽ tốt hơn.
Liên hệ khám bệnh sán chó Toxocara tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 443 Giải Phòng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
Bác sĩ. Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó, qua đường ăn uống con người mắc phải trứng giun sán có trong đất, nước bị nhiễm phân của chó mèo, hay nuốt...
Xem: 89795Cập nhật: 31.12.2019
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Sán
Nhiều người thường chủ quan cho rằng giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 79623Cập nhật: 26.12.2019
Tiếp Xúc Với Chó Mèo Có Nhiễm Bệnh Sán Chó Không
Thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm ấu trùng giun sán. Bệnh sán chó hiện...
Xem: 96267Cập nhật: 24.12.2019
Bệnh Giun Đũa Chó Có Thể Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không
Bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn nếu chị được uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng, đủ liều, đủ thời gian. Bên cạnh đó các bác sĩ phải biết phối hợp...
Xem: 112953Cập nhật: 20.12.2019