443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - CÁC LOẠI RAU KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

CÁC LOẠI RAU SỐNG KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Rau sống là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích tuy nhiên, ẩn đằng sau đó là nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng không đúng cách.

Rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, các vitamin trong rau sống sẽ ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Một số nghiên cứu cho rằng ăn rau sống sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tim, điều hòa hệ tiêu hóa... Tuy nhiên, vì các loại rau không qua chế biến nên có khả năng tồn tại nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhất là những loại rau trồng ở môi trường không đảm bảo an toàn và sơ chế không đúng cách.

 

Ăn rau sống và nguy cơ nhiễm ký sinh trùng - ảnh 1


 

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM thì các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.

Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỉ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỉ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên bảy loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỉ lệ trung bình 11,5%.

Vậy ăn rau sống như thế nào để đảm bảo chất lượng?

-  Thứ nhất nguồn nước rửa phải sạch vì một số loại ký sinh trùng tồn tại trong nước lúc là ấu trùng

- Thứ hai ăn rau sống nên ăn rau tươi, mới thu hoạch thì giá trị dinh dưỡng mới đảm bảo. Rau phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bảo quản rau đúng quy cách, không nên để dập nát vì rau sẽ hư hỏng rất nhanh, vi sinh vật phát triển nhiều

rửa rau trực tiếp từ vòi nước

- Thứ  ba tốt nhất là ta nên rửa rau trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy sạch nhiều lần vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Sau đó ngâm nước muối hoặc dùng thiết bị sát trùng.

 

 

 

Cảnh Báo Bệnh Giun Sán Chó Liên Tục Tăng Cao Ở Người

Cảnh Báo Bệnh Giun Sán Chó Liên Tục Tăng Cao Ở Người

TTO - Ngày 20-11, bác sĩ Nguyễn Vũ Quốc Bình - phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho biết số ca mắc giun sán chó (mèo) liên tục gia tăng và không có...

Xem: 4831Cập nhật: 27.01.2025

Xác Định Nguyên Nhân Giun Đũa Kí Sinh Trong Mắt Phụ Nữ

Xác Định Nguyên Nhân Giun Đũa Kí Sinh Trong Mắt Phụ Nữ

Các bác sĩ không khỏi kinh sợ khi gắp con giun đũa chó ra khỏi mắt một phụ nữ. Nguyên nhân được xác định bước đầu là do người này ăn đồ chưa nấu chín. Một...

Xem: 4887Cập nhật: 27.01.2025

Bị Ngứa Da Nổi Mề Đay Kéo Dài Có Phải Do Nhiễm Bệnh Giun Sán?

Bị Ngứa Da Nổi Mề Đay Kéo Dài Có Phải Do Nhiễm Bệnh Giun Sán?

Bị Ngứa Da Nổi Mề Đay Kéo Dài Có Phải Do Nhiễm Bệnh Giun Sán? Một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa khắp người lâu ngày không hết...

Xem: 399440Cập nhật: 20.01.2025

Phát Ban Ở Trẻ Em

Phát Ban Ở Trẻ Em

Phát ban là sự thay đổi bất thường về kết cấu hoặc màu sắc của da. Các nguyên nhân gây phát ban đã biết bao gồm kích ứng, dị ứng, thuốc và nhiễm trùng...

Xem: 5347Cập nhật: 20.01.2025

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

CÁC LOẠI RAU KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ký sinh trùng trên rau

Ăn rau gì bị nhiễm ký sinh trùng