Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng gián tiếp
Xét nghiệm định hướng:
Công thức máu: Tình trạng tăng bạch cầu toan tính ở máu hoặc tăng bạch cầu đa nhân gặp trong các bệnh do giun sán gây nên, các ấu trùng lạc chủ nội tạng, trong bệnh sốt rét giai đoạn xâm nhập và trong bệnh áp xe gan do amip.
Tình trạng giảm bạch cầu đa nhân có thể gặp ở bệnh Kala azar và bệnh sốt rét mãn tính.
Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân gặp ở bệnh Toxoplasma.
Hội chứng thiếu máu gặp trong nhiều bệnh ký sinh trùng như sốt rét do ly giải hồng cầu, Kala azar do bất sản, bệnh giun móc do thiếu sắt,...
Tốc độ máu lắng: là một dấu hiệu để theo dõi việc điều trị bệnh áp xe gan do amip.
Protid đồ: protid toàn phần, nhất là gamma globulin thường tăng trong các bệnh do giun sán và một số bệnh do đơn bào. Trong bệnh Trypanosoma, IgM có thể tăng lên gấp 8 đến 16 lần so với mức giá trị bình thường, nhất là khi có IgM trong dịch não tủy thì giá trị chẩn đoán cao. Trong bệnh Leighmania nội tạng thì protid máu tăng với lượng albumin máu giảm và IgG tăng cao.
Xét nghiệm gián tiếp đặc hiệu hay miễn dịch học:
Chẩn đoán miễn dịch học các bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán muộn so với các vi sinh vật khác do việc sản xuất kháng nguyên ký sinh trùng gặp khó khăn. Ký sinh trùng là những sinh vật có cấu trúc phức tạp vì vậy việc xét nghiệm cho thấy có nhiều phản ứng chéo. Cần phải có những kỹ thuật nhạy với những kháng nguyên đặc hiệu đó.
Các thử nghiệm huyết thanh học có thể được dùng để chẩn đoán bệnh, theo dõi điều trị và có thể điều tra dịch tể học.
Về điều trị: theo dõi diễn biến của huyết thanh cho phép ước lượng được kết quả điều trị.
Điều tra dịch tể học: phương pháp miễn dịch được sử dụng rộng rãi do phương pháp lấy máu đơn giản an toàn, nhanh chóng và có thể lấy hàng loạt, bảo quản và chuyên chở dễ dàng và kỹ thuật có thể được tự động nên việc điều tra cơ bản về ký sinh trùng trong cộng đồng được thuận lợi hơn.
Kháng nguyên ký sinh trùng:
Việc sản xuất kháng nguyên gặp nhiều khó khăn do ký sinh trùng có kháng nguyên đa dạng và phức tạp. Ngày nay nhờ các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường những thử nghiệm có chất lượng nên huyết thanh chẩn đoán một số bệnh ký inh trùng đã trở nên thông dụng.
Các kỹ thuật miễn dịch học có thể được thực hiện với kháng nguyên hữu hình (ký sinh trùng còn nguyên vẹn, các tiêu bản cắt ngang) hoặc với kháng nguyên hòa tan.
Đối với một số bệnh ký sinh trùng, có thể dùng các kháng thể đơn dòng để tóm các mảnh kháng nguyên luân lưu trong dịch sinh học của ký chủ.
Kháng thể kháng ký sinh trùng:
Chỉ có thể phát hiện được kháng thể kháng ký sinh trùng khi chúng có tiếp xúc chặt chẽ với ký chủ, ví dụ như ký sinh trùng ở mô như amip ở gan, Toxoplasma gongii.
Hiệu giá kháng thể sẽ cao đối với những ký sinh trùng kém thích nghi với người như Fasciola hepatica và sẽ thấp khi ký sinh trùng quen thuộc với người như giun đũa.
Kháng thể dịch thể là các globulin miễn dịch loại IgG, IgM, IgA, IgE.
Khi nhiễm ký sinh trùng, IgM và IgA xuất hiện sớm trong thời kỳ ủ bệnh, sau đó IgG xuất hiện, lúc đầu lượng IgG tăng nhanh, khi đạt tới đỉnh sẻ giảm xuống, chậm dần trong khi đó IgA và IgM biến mất. Đường biểu hiện động học kháng thể trong các bệnh ký sinh trùng giống như trên nhưng khác nhau ở thời điểm xuất hiện, đỉnh cao và thời gian tồn tại lâu dài như trường hợp Toxoplasma gongii, đôi khi suốt đời.
Phòng khám Ánh Nga, là cơ sở Khám Bệnh - Điều Trị về Chuyên khoa ký sinh trùng giun sán tại số 443 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội do các PGS -TS và các Bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm thành lập nhằm giúp khách hàng và người bệnh đi khám không phải đợi lâu mà vẫn đảm bảo có kết quả trong ngày chính xác, Phòng khám Ánh Nga được trang bị Cơ sở vật chất máy móc mới chuẩn Châu Âu, luôn đảm bảo phục vụ khách hàng, người bệnh hài lòng và nhanh chóng.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Tag: Điều trị bệnh sán chó, thuốc trị sán chó, ngứa da dị ứng
Tôi Muốn Trị Dứt Điểm Bệnh Giun Đũa Chó Thì Phải Làm Sao
Tôi muốn trị dứt điểm bệnh giun đũa chó thì phải làm sao. Khi chữa trị bệnh giun sán hay bất cứ bệnh gì cũng cần có liệu trình khoa học và phải theo phác đồ....
Xem: 58705Cập nhật: 04.11.2020
Muốn Trị Dứt Điểm Bệnh Sán Chó Thì Phải Làm Sao?
Muốn trị dứt điểm bệnh sán chó thì phải làm sao? Da em bị dị ứng nổi mẩn ngứa khoảng 1 năm, thời gian đầu em nghĩ bị dị ứng thời tiết nên dùng thuốc...
Xem: 91115Cập nhật: 04.11.2020
Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ
Giun sán gây ngứa da coi chừng ấu trùng lạc chỗ. Các loại giun sán nhiễm cho người thường gây ngứa da là Ấu trùng giun đũa chó Toxocara, Ấu trùng giun lươn Strongyloides,...
Xem: 154099Cập nhật: 03.11.2020
Thời Gian Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Trên Người Bao Lâu
Thời gian trị bệnh Ký sinh trùng mèo Toxoplasma trên người bao lâu. Bác sĩ ơi! Em đi xét nghiệm kết quả dương tính với ký sinh trùng mèo Toxoplasma. Bác sĩ cho em hỏi...
Xem: 60242Cập nhật: 01.11.2020