443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ NẤM ĐỘC PHỔ BIẾN

Amanita là một chi nấm phân bố rộng, trong đó có Việt Nam. Đến nay, đã phát hiện được 1702 loại thuộc chi Amanita trên thế giới. Gần như các loài nấm trong chi này đều là nấm độc hoặc kịch độc, chỉ một số ít loài ăn được, song khó phân biệt. Chi nấm này là nguyên nhân gây ra 90 đến 95% ca tử vong do nấm độc ở trên toàn cầu.

Về màu sắc, đa phần nấm Amanita có màu đỏ, cam, vàng, trắng, xám, hoặc xanh rêu, thuộc nhóm nấm chất thịt. Một vài Amanita còn có vết ố đỏ khi bị dập hoặc vỡ. Tuy nhiên, vì một số nấm có màu giống nấm Amanita nên không thể xác định loại nấm độc này chỉ thông qua màu sắc. Hãy kiểm tra thêm các đặc điểm khác như hình dạng mũ, vòng cổ, vảy và u nhọt...

Nấm Amanita có mũ trông như một chữ "U" ngược rộng. Hình dạng này còn gọi là hình chiếc ô. Các loài nấm thuộc chi Amanita, thường có mũ khô, tức không có vẻ nhầy, ướt như các loài khác. Hãy sờ thử mũ nấm và cảm nhận xem chúng khô hay ướt dính. Nếu trời vừa đổ mưa và không thể chắc là mũ nấm có độ nhầy thật hay chỉ do trời mưa, hãy để mẫu nấm đó và kiểm tra sau 1-2 ngày, để xem mũ nấm có khô hay không.

Nhiều loài nấm Amanita có các mảng màu nhạt trên mũ, đó là điểm khiến chúng nổi bật. Chúng cũng có thể là những vảy nâu hay mụn nhọt trắng trên mũ nấm màu đỏ. Mụn nhọt có xu hướng trông như những chấm nổi nhỏ. Các mảng màu trên nấm là những gì còn sót lại của màng bao khi nấm còn nhỏ.

Ngoài ra, nên đào nấm lên để xem hình dạng chân nấm ở gốc. Hãy dùng dao bỏ túi, nhẹ nhàng đào nấm khỏi mặt đất. Phần gốc dưới cùng thân nấm sẽ có hình cốc rất tròn trịa. Khi đào nấm, hãy cắt sâu xung quanh nấm để tránh cắt nhầm vào gốc. Bởi vì phần chân nấm hình cốc này rất mỏng manh và dễ rách.Không phải loại nấm nào cũng có chân nấm phình to dạng củ tròn, nên đây là điểm đặc biệt giúp phân biệt các loại nấm Amanita .Phần này của nấm cũng có bao gốc bao bên ngoài và tùy theo loài thì hình dạng bao gốc sẽ khác nhau.

Ngoài ra, nhiều loài nấm Amanita có vòng nằm ngay dưới mũ nấm gọi là vòng cổ. Nó có màu trùng với thân nấm nhưng vẫn dễ nhìn ra. Có thể nhìn thấy vòng cổ từ thân nấm trên mặt đất hoặc phải đào lên mới thấy được. Vòng cổ được gọi là khuyên anulus hoặc màng nấm bán phần, đây là một phần của thân nấm khi chúng cao lên. Điều này giúp ta dễ phân biệt các loài nấm độc như chúng với nấm ăn được, ví dụ như nấm rơm sẽ không có vòng cổ.

Cuối cùng, dùng dao bỏ túi cắt mũ nấm khỏi thân nấm. Nhẹ nhàng ấn mũ nấm trên một tờ giấy tối màu. Để qua đêm, và kiểm tra xem các bào tử trên giấy có màu trắng hoặc kem hay không. Có một số ít nấm Amanita không mang màu trắng hoặc nhạt, tuy nhiên, những loài nấm này thường có bào tử màu trắng hoặc trắng kem. Đây là điểm giúp chắc chắn về loài nấm hơn trong quá trình phân biệt.

Có 3 loại nấm độc thuộc chi Amanita được phát hiện phân bố rộng rãi và thường gặp tại Việt Nam.

1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

"Thần chết" là biệt danh của loài nấm độc tán trắng, có độc tố amanitin cực kì nguy hiểm. Loại nấm này có quan hệ họ hàng gần gũi với nấm tử thần (Amanita phalloides), thuộc giống nấm Amanita. Nấm độc tán trắng thường mọc nhiều vào mùa xuân hoặc mùa mưa, khi nhiệt độ không khí mát và ẩm.Tại Việt Nam, loại nấm này phân bố từ miền Bắc xuyên suốt xuống các tỉnh thuộc dãy Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nấm mọc thành từng cụm ở các khu rừng thông hoặc rừng rụng lá.

Đặc điểm bề ngoài của loài nấm này điển hình với mũ nấm màu trắng, bề ngoài mũ nhẵn bóng, khi còn non đầu tròn hình trứng, mũ mở rộng có đường kính 5-10 cm khi trưởng thành, hơi nhớt khi trời ẩm. Phiến nấm, cuống nấm đều có màu trắng, chân cuống nấm phình to có bao gốc hình cái túi, có màu vàng khi được làm ướt với dung dịch KOH loãng. Thịt nấm mềm, màu trắng và đặc biệt có mùi thơm dịu. Việc phân biệt nấm độc tán trắng với nấm mỡ trắng thường rất khó.

Nấm độc tán trắng chứa hàm lượng cao chất độc alpha - amanitin, độc tố mạnh nhất trong nhóm amatoxin, khiến người ăn phải sẽ có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sau đó suy gan thận, hôn mê. Đặc biệt, chất độc có trong loại nấm này không thể loại bỏ được bằng các phương pháp như nấu ăn, đun sôi hay nướng. Thậm chí làm lạnh hoặc sấy khô chất độc cũng không bị tiêu tán khỏi nấm.

2. Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)

Đây là loại nấm dễ nhầm lẫn với nấm độc tán trắng (Amanita verna) bởi chúng có hình dáng, màu sắc khá giống nhau, cũng mọc đơn chiếc hoặc từng cụm ở những mô đất cao hay trong rừng. Mũ nấm có màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng được bao phủ bởi bao gốc màu trắng. Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón, mũ vươn cao ra khỏi bao gốc. Phiến nấm cũng có màu trắng. Cuống nấm màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc.

Đường kính của nấm độc trắng hình nón khi trưởng thành khá nhỏ so với nấm độc tán trắng, chỉ khoảng từ 4 đến 10 cm, thịt nấm mềm nhưng có mùi khá khó chịu, chuyển màu vàng tươi khi được làm ướt với dung dịch NaOH loãng. Bào tử có màu trắng, chuyển xanh khi nhuộm với iodine. Chất độc tương tự như loại nấm trên, là các amanitin (amatoxin), có độc tính cao gây suy gan, suy thận nguy hiểm.

3.Nấm thiên thần hủy diệt Quảng Châu (Amanita exitialis)

Đây là loại nấm từng được phát hiện gây ra nhiều vụ ngộ độc ở phía Bắc như tại Sơn La, Hà Giang..., khiến nhiều người tử vong.

Quả thể nấm của Amanita exitialis có kích thước nhỏ đến trung bình. Mũ nấm rộng 4-7 cm, có hình lồi đến dẹt phẳng, đôi khi hơi lõm ở tâm mũ, nhẵn, màu trắng và đôi khi có màu kem. Mép của mũ không có vân và không có phần phụ thêm, thịt nấm màu trắng. Các phiến nấm xếp dạng tự do, có màu trắng đến hơi trắng, ngắn và thuôn, xếp dạng 2-3 bậc dưới mũ nấm. Tất cả bộ phận của Amanita exitialis đều chuyển sang màu vàng khi được làm ướt bằng dung dịch KOH loãng. Nấm thường mọc trong những khu rừng cây lá rộng, ẩm ướt.

Năm 2020, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đã phân tích mẫu nấm Amanita exitialis phát hiện nhóm amatoxin bao gồm các độc tố alpha - amanitin, beta - amanitin, gamma - amanitin, phalloidin và phallacidin. Đây là các độc tố không phân hủy được trong cơ thể hấp thụ tại gan và mật nên đào thải chậm qua nước tiểu.

Theo vnexpress

NHỮNG SAI LẦM VỀ VIỆC TẨY GIUN SÁN

NHỮNG SAI LẦM VỀ VIỆC TẨY GIUN SÁN

Hầu hết tất cả mọi người đều khá coi thường việc tẩy giun sán định kì hằng năm, và bên cạnh đó không ít người hoàn toàn an tâm và có kiến thức sai lầm...

Xem: 32197Cập nhật: 05.11.2021

CẢNH GIÁC VIRUS H5N8 CÓ THỂ LÂY SANG NGƯỜI

CẢNH GIÁC VIRUS H5N8 CÓ THỂ LÂY SANG NGƯỜI

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi Chính phủ Việt Nam và cộng đồng cảnh giác với khả năng...

Xem: 28649Cập nhật: 28.10.2021

BỆNH QUAI BỊ GÂY NHỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

BỆNH QUAI BỊ GÂY NHỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lây truyền qua đường hô hấp. Quai bị có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng thường thấy...

Xem: 28276Cập nhật: 25.10.2021

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI NHÀ

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI NHÀ

Thống kê cho thấy các bệnh viêm đường hô hấp gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm,trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp 4 - 6 lần trong một năm, điều...

Xem: 27541Cập nhật: 21.10.2021

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

NHẬN BIẾT MỘT SỐ NẤM ĐỘC PHỔ BIẾN

nguyên nhân, triệu chứng, bệnh sán chó, dấu hiệu, thời gian điều trị

bao lâu, ở đâu, bệnh sán chó, khi nào, giun sán, ngứa