CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ BỊ NHIỄM GIUN SÁN DÀNH CHO BA MẸ
Hiện nay trẻ em bị nhiễm giun sán ký sinh trùng nhiều trong đó chủ yếu là các loại ký sinh trùng đường ruột như giun lươn, giun kim, giun đũa…. Hậu quả của nhiễm giun sán đường ruột thường là trẻ biếng ăn, chậm lớn, ăn không hấp thu, suy dinh dưỡng thiếu máu thậm chí nặng nề co thể dẫn tới tủ vong do các biến chứng gặp phải mà không được phát hiện sớm.
Con đường xâm nhập của giun vào cơ thể trẻ
Giun sán ký sinh trùng có nhiều loại, ở trẻ em thường là những loại giun sán ký sinh chủ yếu trong đường ruột. Giun kim rất dễ truyền bệnh từ người qua người khi có tiếp xúc trực tiếp mà bộ phận tiếp xúc vô tình có trứng giun kim.
Một số loại giun sán khác thì có thể lấy truyền từ đất khi trẻ chơi đùa, trẻ có thói quen mút tay cắn móng tay. Môi trường sống nuôi nhiều chó mèo, gia súc gia cầm, không dọn vệ sinh sạch sẽ, phóng uế bừa bãi.
Một số nơi có thói quen ăn bò tái, thịt cá làm gỏi sống cũng có chứa rất nhiều nang sán có thể dẫn tơi nhiễm sán xơ mít, sán dây bò hay ấu trùng sán gạo heo tấn công lên não.
Một số loại giun sán thường gặp ở trẻ em
Giun đũa thường ký sinh ở ruột non. Qúa trình sinh sản là giun cái đẻ trứng sau đó trứng theo phân phát tán ra môi trường đất nước và con người vô tình nuốt phải nhiễm bệnh. Trứng giun đũa khi vào đường ruột sẽ nở và phát triển thành giun đũa trưởng thành. Hậu quả là trẻ em mắc bệnh có biểu hiện thiếu chất, suy dinh dưỡng, nặng hơn có thể gây tắc ruột, giun chui ống mật, tạo ổ áp xe gan…
Giun kim kích thước nhỏ hơn giun đũa và sống ký sinh ở ruột non sau đó xuống đại tràng và trực tràng, giun cái trưởng thành thường bò ra ngoài lỗ hậu môn để đẻ trứng. Trẻ có thể bị ngứa hậu môn nhất là ban đêm, trằn trọc khó ngủ, gầy, chán ăn. Thậm chí có trường hợp ở bé gái giun kim chui lên âm đạo để sống và gây bệnh.
Giun móc hiện nay ít gặp hơn, chứng thường ký sinh ở tác tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu nên nếu mắc bệnh giun móc thường có biểu hiện thiếu máu rõ rệt. Nguyên nhân bị bệnh là do nhiễm ấu trùng giun từ môi trường đất, nước, thực phẩm sống nhiễm nguồn bệnh.
Các biểu hiện nhiễm giun ở trẻ em
Nhiễm giun ký sinh đường ruột trẻ thường có biểu hiện đau bụng, bụng ỏng, toàn trạng gầy yếu, nặng nề hơn trẻ có thể ói ra giun hoặc đi cầu ra giun. Đặc biệt những loại giun này thường gây ra triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.
Trẻ thường trằn trọc khó ngủ, quấy khóc do ngứa hậu môn.
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ rõ rệt, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể thấy giun khi đi cầu hoặc ở lỗ hậu môn ( cần khám phân biệt với sán dây).
Trẻ có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, không thèm ăn.
Trẻ em gái có thể thấy bị mẩn ngứa ở vùng âm đạo.
Có biểu hiện suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu chân, chậm lên cân hoặc giảm sút cân.
Có trường hợp xuất hiện máu trong phân
Ngoài ra có trường hợp trẻ bị hội chứng Loeffer gây ho khan, khó thở.
Để phát hiện bệnh sớm và điều trị thì ba mẹ cần cho bé đi khám và thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm ELISA miễn dịch tìm kháng thể kháng giun sán trong máu, soi phân tìm trứng hoặc ấu trùng giun sán. Ngoài ra thì siêu âm hoặc chụp X-Quang cũng có thể thấy hình ảnh nhiễm giun đũa.
Nếu có phát hiện ra bệnh thì cần điều trị sớm để trẻ có thể khỏe mạnh, phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần.
Nên thực hiện tẩy giun định kỳ từ 4-6 tháng/ lần với các loại thuốc tẩy giun ít độc và ít có tác dụng phụ. Với các thuốc tẩy giun hiện nay thì trẻ không cần nhịn ăn. Theo hướng dẫn hiện nay của BYT thì trẻ trên 1 tuổi có thể tẩy giun định kỳ và các ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bs. Lê Thị Hương Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Người Đàn Ông Não Chi Chít Sán Chỉ Vì Một Món Ăn
Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua
Xem: 8898Cập nhật: 06.07.2024
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 12179Cập nhật: 12.06.2024
Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa
Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa. Trong máu, ấu trùng Toxocara tiết ra chất độc gọi là dị nguyên lạ. Khi cơ thể phát hiện...
Xem: 276399Cập nhật: 25.05.2024
Chỉ Số Bạch Cầu Ưa Axit Tăng Cao, Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị?
Em chào Bác sĩ Đức, Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga ạ! Em bị mẩn ngứa, phát ban mề đay hơn hai năm không thấy giảm, em đi khám và có xét nghiệm máu ở Bv gần...
Xem: 14074Cập nhật: 30.04.2024