CẢNH BÁO DỊCH BỆNH SAU LŨ LỤT!
Những ngày này, khi mưa bão, lũ lụt, ngập úng xảy ra đã gây ô nhiễm về môi trường nghiêm trọng, làm các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... phát sinh, phát triển khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Việc không có điện, không có nước sạch trong vài ngày thậm chí cả tuần cũng là yếu tố càng làm gia tăng nhanh dịch bệnh. Nguồn nước sinh hoạt nhiều nơi có thể bị ô nhiễm nặng do tất cả các nguồn nước từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, nước bẩn từ cống rãnh dâng lên đổ về.
Rác và bùn đầy đường Yết Kiêu, TP Yên Bái sau khi bị ngập lụt ngày 12/9/2024; (Ảnh VTV Yên Bái)
Các bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải
Sau các cơn bão lớn thường sẽ có lũ lụt, ngập úng ở một số nơi, là nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như lỵ, thương hàn, tiêu chảy tăng cao, đâu đó còn có cả bệnh đau mắt đỏ, viêm kết mạc, nhiễm ấu trùng ký sinh trùng giun sán… Bác sĩ khuyên người dân trong vùng lũ, ngập úng cần chú ý các bệnh liên quan đến đường ruột, bệnh truyền nhiễm và chú ý đến các vết trầy xước da, vết thương hở rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng nhanh.
Người dân sống trong khu vực có ảnh hưởng bởi bão lũ cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình, của gia đình. Nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban và các triệu chứng khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh việc để bệnh nặng sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân và là nguồn lây truyền cho người thân trong gia đình.
Người dân khi có các triệu chứng trên, khi đến khám cần chia sẻ chi tiết cho bác sĩ lịch sử tiếp xúc, chế độ ăn uống, đi lại để giúp bác sĩ xác định nguy cơ bệnh truyền nhiễm. Những vùng bị cô lập không đi khám bệnh được có thể nhờ các lực lượng chức năng liên hệ trực tiếp các bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán từ xa và kê toa thuốc gửi về cho người bị nhiễm bệnh.
Giai đoạn sau lũ, ngập úng, cơ thể người dân dễ bị suy giảm miễn dịch do điều kiện sống thiếu nước sạch, thiếu thốn mọi thứ, thiếu thức ăn, mà lại phải gắng sức dọn dẹp nhà cửa, cơ thể rất yếu ớt sẽ là lúc các bệnh truyền nhiễm dễ xâm nhập nhất.
Việc ăn uống cũng gặp khó khăn do chưa có nước sạch và điện, người dân cũng không nên uống nước chưa đun sôi, không nên ăn rau sống, các thức ăn tái thức ăn chưa được nấu chín, rất dễ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng giun sán.
Vệ sinh sau lũ
Sau khi nước rút, việc vệ sinh và khử trùng môi trường sống là rất quan trọng. Người dân cần mở cửa thông gió, quét dọn bùn đất, nước đọng, rác thải, những thứ đã hỏng và tiến hành khử trùng các khu vực bị ô nhiễm.
Trong quá trình dọn dẹp, người dân cần đeo găng tay, khẩu trang thực hiện các biện pháp bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho tốt.
Bác sĩ rất mong người dân trong vùng lũ lụt đặc biệt lưu tâm đến các nội dung trên.
Với tinh thần cả nước chung tay hướng về đồng bào vùng lũ, mong cho tất cả chúng ta sẽ sớm ổn định cuộc sống, chúng ta hãy cùng nhau vượt qua khó khăn này!
Bs: Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Sán Chó Như Thế Nào
Bệnh sán chó hiện nay có tỷ lệ xét nghiệm máu cho kết quả dương tính rất là cao. Nhiều người cầm kết quả xét nghiệm trên tay nhưng vẫn hoang mang không biết...
Xem: 63912Cập nhật: 15.02.2020
Ngứa Da Dị Ứng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng
Ngứa da nổi mề đay có nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như dị ứng do thức ăn, mạt bụi nhà, nấm da, yếu tố gia đình, thiếu kẽm sau sinh em bé, nhiễm ký sinh trùng...
Xem: 79201Cập nhật: 14.02.2020
Bệnh Sán Chó Ở Người Có Nguy Hiểm Không
Bệnh sán chó ở người không phải là căn bệnh hiếm gặp nữa. Từ lâu chó luôn là động vật yêu thích và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...
Xem: 59272Cập nhật: 13.02.2020
Triệu Chứng Của Bệnh Sán Lá Phổi
Tác nhân gây bệnh sán lá phổi ở Việt Nam là do sán lá Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên.
Xem: 66181Cập nhật: 12.02.2020