CẢNH BÁO DỊCH BỆNH SAU LŨ LỤT!
Những ngày này, khi mưa bão, lũ lụt, ngập úng xảy ra đã gây ô nhiễm về môi trường nghiêm trọng, làm các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... phát sinh, phát triển khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Việc không có điện, không có nước sạch trong vài ngày thậm chí cả tuần cũng là yếu tố càng làm gia tăng nhanh dịch bệnh. Nguồn nước sinh hoạt nhiều nơi có thể bị ô nhiễm nặng do tất cả các nguồn nước từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, nước bẩn từ cống rãnh dâng lên đổ về.
Rác và bùn đầy đường Yết Kiêu, TP Yên Bái sau khi bị ngập lụt ngày 12/9/2024; (Ảnh VTV Yên Bái)
Các bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải
Sau các cơn bão lớn thường sẽ có lũ lụt, ngập úng ở một số nơi, là nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như lỵ, thương hàn, tiêu chảy tăng cao, đâu đó còn có cả bệnh đau mắt đỏ, viêm kết mạc, nhiễm ấu trùng ký sinh trùng giun sán… Bác sĩ khuyên người dân trong vùng lũ, ngập úng cần chú ý các bệnh liên quan đến đường ruột, bệnh truyền nhiễm và chú ý đến các vết trầy xước da, vết thương hở rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng nhanh.
Người dân sống trong khu vực có ảnh hưởng bởi bão lũ cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình, của gia đình. Nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban và các triệu chứng khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh việc để bệnh nặng sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân và là nguồn lây truyền cho người thân trong gia đình.
Người dân khi có các triệu chứng trên, khi đến khám cần chia sẻ chi tiết cho bác sĩ lịch sử tiếp xúc, chế độ ăn uống, đi lại để giúp bác sĩ xác định nguy cơ bệnh truyền nhiễm. Những vùng bị cô lập không đi khám bệnh được có thể nhờ các lực lượng chức năng liên hệ trực tiếp các bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán từ xa và kê toa thuốc gửi về cho người bị nhiễm bệnh.
Giai đoạn sau lũ, ngập úng, cơ thể người dân dễ bị suy giảm miễn dịch do điều kiện sống thiếu nước sạch, thiếu thốn mọi thứ, thiếu thức ăn, mà lại phải gắng sức dọn dẹp nhà cửa, cơ thể rất yếu ớt sẽ là lúc các bệnh truyền nhiễm dễ xâm nhập nhất.
Việc ăn uống cũng gặp khó khăn do chưa có nước sạch và điện, người dân cũng không nên uống nước chưa đun sôi, không nên ăn rau sống, các thức ăn tái thức ăn chưa được nấu chín, rất dễ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng giun sán.
Vệ sinh sau lũ
Sau khi nước rút, việc vệ sinh và khử trùng môi trường sống là rất quan trọng. Người dân cần mở cửa thông gió, quét dọn bùn đất, nước đọng, rác thải, những thứ đã hỏng và tiến hành khử trùng các khu vực bị ô nhiễm.
Trong quá trình dọn dẹp, người dân cần đeo găng tay, khẩu trang thực hiện các biện pháp bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho tốt.
Bác sĩ rất mong người dân trong vùng lũ lụt đặc biệt lưu tâm đến các nội dung trên.
Với tinh thần cả nước chung tay hướng về đồng bào vùng lũ, mong cho tất cả chúng ta sẽ sớm ổn định cuộc sống, chúng ta hãy cùng nhau vượt qua khó khăn này!
Bs: Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC UỐNG TRÀ SẢ
Sả không đơn thuần là gia vị để chế biến món ăn mà còn là nguyên liệu để làm trà thảo mộc. Sả rất giàu vitamin và khoáng chất, chất chống ô xy hóa và đặc...
Xem: 27610Cập nhật: 01.12.2021
CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ
Dinh dưỡng, vệ sinh, giấc ngủ, tiêm chủng là 4 yếu tố cần đảm bảo để giúp trẻ tăng đề kháng, sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh
Xem: 34118Cập nhật: 30.11.2021
5 THỦ PHẠM LÀM TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA
Theo các chuyên gia , hệ tiêu hóa rất nhạy cảm do đó những yếu tố như thực phẩm, môi trường, lối sống… đều có thể gây tổn thương đến cơ quan này.
Xem: 28920Cập nhật: 27.11.2021
3 THÓI QUEN DẪN ĐẾN SUY GAN
Những thói quen hằng ngày như không ăn sáng, nhịn tiểu, thức đêm.... nếu bạn cứ lập đi lập lại thường xuyên sẽ khiến gan của bạn sẽ bị suy và tổn thương...
Xem: 28510Cập nhật: 23.11.2021