LỠ BỊ SÁN XƠ MÍT THÌ ĐIỀU TRỊ BAO LÂU?
Sán xơ mít (sán dây bò) là con sán nằm trong ruột người, nó dài từ vài mét đến chục mét, thân con sán được tạo thành bởi nhiều đốt nối với nhau như đốt cây tre, cây mía.
Đầu sán nhỏ, càng về phía đuôi đốt sán càng to dần và dài ra, những đốt cuối cùng đủ trưởng thành chứa đựng khoảng 4.000 cái trứng và sẽ tự rụng từng đốt khỏi thân sán và chui ra ngoài hậu môn tự nhiên hoặc theo phân di chuyển ra ngoài.
Khi ra khỏi hậu môn các đốt sán này vẫn tự di chuyển và cùng cử động nhịp nhàng bò ra xung quanh. Nếu không có sự can thiệp các đốt sán sẽ tự bung vỏ, khi đó toàn bộ trứng sán dây thoát ra môi trường và tiếp tục phát triển nếu như được súc vật hoặc con người vô tình ăn phải chúng.
Nguyên nhân nào gây nhiễm bệnh sán xơ mít?
Hình ảnh đốt sán và sán trưởng thành
Thịt bò là nguồn bệnh phổ biến tại Việt Nam gây nên bệnh sán dây bò. Ngoài ra thịt heo, thịt cừu, thịt trâu… nhiễm nang sán xơ mít cũng là nguyên nhân của bệnh sán dây này. Khi con người ăn phải thịt có chứa nang sán xơ mít vào ruột non, nang sán thoát vỏ và nở thành con sán trưởng thành nằm ngay tại ruột, chúng bám vào thành ruột bằng miệng và ăn các dưỡng chất của con người tại ruột non.
Vì sao trong thịt bò, thịt trâu lại có nang sán xơ mít?
Những đông vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê, heo,… thường dễ dàng ăn phải cây cỏ có dính trứng sán dây. Trứng sán dây vào ruột non sẽ nở thành ấu trùng và chu du khắp cơ thể con vật, cuối cùng chúng dừng lại tại các thớ thịt và làm tổ tạo thành kén gọi là nang sán, mỗi nang sán sẽ chứ đựng một đầu sán, đợi thời cơ ai đó ăn phải miếng thịt có nang sán này thì chúng sẽ tiếp tục vòng phát triển nở thành con sán mới trong ruột của người đã ăn phải nó.
Sán xơ mít (sán dây bò) gây hại như thế nào cho con người?
Bạn cứ thử tưởng tượng trong bụng mình có con sán dài hơn con rắn đang sinh sôi nảy nở nhiều ngày nay. Nó ăn hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn mà bạn nạp hàng ngày, đồng thời sán cử động vùng vẫy va chạm và thành ruột, cắn vào thành ruột tạo thành những cơn đau bụng thoáng qua, có lúc đau dữ dội.
Không những thế, sán xơ mít còn làm cho nhu động ruột thay đổi, khả năng tiêu hóa thức ăn cũng ảnh hưởng theo gây nên hiện tượng đi cầu lỏng, đi cầu táo bón, phân nát. Sán xơ mít kích thích vào niêm mạc ruột gây chứng mót rặn liên tục, mắc cầu thường xuyên không rõ nguyên nhân.
Sán xơ mít dài trên 10 mét lấy sổ ra từ bụng bệnh nhân
Ngoài ra sán nằm trong ruột gây ra một sự khó chịu, bồn chồn, lo lắng, mất tập trung công việc, gây nên sự đãng trí, hay quên. Đặc biệt ở trẻ em, sán dây sẽ làm cho trẻ chậm phát triển, giảm trí nhớ, trẻ chậm chạp, mất đi sự thông minh, trẻ nhỏ sẽ hay quấy khóc, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và thơ ơ với ngoại cảnh.
Những đối tượng nào dễ bị nhiễm sán dây bò (sán xơ mít)
Bất cứ ăi ăn phải thịt bò, thịt trâu, cừu… mà trong thịt chứa nang sán thì đều có thể nhiễm sán dây. Đặc biệt là món phở bò tái, thịt nướng tái còn đỏ giữa miếng thịt. Một còn bò nhiễm sán dây có thể trong thớ thịt của nó chứa hàng vạn nang sán. Cứ tưởng tượng khi mổ thịt con bò đó và cho cả trăm người ăn thịt thì nguy cơ cho tất cả những người ăn thịt con bò đó sẽ đều bị nhiễm sán dây bò.
Sau khi nhiễm sán xơ mít 3 tháng đốt sán sẽ chui ra ngoài và lây bệnh cho người khác
Lỡ nhiễm sán xơ mít rồi thì chữa trị như thế nào cho dứt điểm, không tái phát?
Thông thường khi nghi ngờ nhiễm giun sán người ta thường tự ra tiệm thuốc tây mua liều thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của người bán thuốc. Hành động này không những không diệt được sán mà còn làm cho con sán kháng thuốc và sống lâu hơn trong cơ thể con người.
Một vài người sẽ tìm đến bác sĩ gần nhà để khám và xin toa thuốc. Với các bác sĩ không phải là chuyên trị về bệnh giun sán họ sẽ có rất ít kinh nghiệm điều trị bệnh sán dây này. Và họ cũng thường kê cho bệnh nhân liều thuốc tẩy giun thông thường. Điều này cũng đồng nghĩa là sán dây không được diệt.
Mỗi người thường nhiễm một cá thể sán nhưng chúng sống rất lâu, có khi đến 30 năm trong bụng người bệnh
Thuốc trị giun và thuốc trị sán khác nhau hoàn toàn. Đối với bệnh sán còn có nhiều loài sán khác nhau. Mỗi loài sán sẽ có thuốc khác nhau để điều trị đặc hiệu. Chưa kể tới mỗi độ tuổi, cân nặng, mức độ bệnh nặng, nhẹ bác sĩ sẽ tính toán ra toa thuốc phù hợp với mỗi người.
Chính vì vậy khi nhiễm sán bạn cần tới khám bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về bệnh giun sán và chuyên trị về bệnh giun sán sẽ yên tâm diệt sán triệt để.
Phải phòng bệnh sán dây sán xơ mít này bằng cách nào?
- Không ăn thịt tái, thịt sống, thịt nướng chưa chín
- Rửa tay thường xuyên và rửa tay sạch trước khi ăn
- Kiểm tra bệnh giun sán định kỳ hàng năm tại các phòng khám chuyên về bệnh giun sán bằng cách xét nghiệm phân và xét nghiệm máu.
Bác sĩ. Đặng Thị Nga
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan
Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm nhất có thể những tổn thương của gan, để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Vì thế nên xét nghiệm chức năng...
Xem: 66161Cập nhật: 09.05.2020
Những Nguyên Nhân Thường Gặp Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó) có triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh sẽ có biểu hiện khác...
Xem: 61778Cập nhật: 07.05.2020
Triệu Chứng Của Bệnh Giun Chỉ Thường Gặp
Bệnh giun chỉ là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun chỉ. Loại ký sinh trùng này lây từ người này sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành giun trưởng...
Xem: 83658Cập nhật: 04.05.2020
Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa
Nhiễm bệnh giun đũa có thể góp phần làm suy giảm protein. Theo sự tính toán ở một nghiên cứu thực nghiệm trên người thì ở trẻ em bị nhiễm từ 13 đến 40 giun...
Xem: 109357Cập nhật: 27.04.2020