Câu hỏi: Em chào Bác Sỹ, Em bị ngứa da nổi mày đay nhiều năm nhưng đã đi khám nhiều nơi không phát hiện ra nguyên nhân là gì và không chữa khỏi cư dai dẳng, cứ mỗi lần tắm hay đi mưa về là lại bị ngứa, nổi mẩn khắp người... sau khi tắm xong tầm 1 giờ thì ngứa sẽ giảm dần. Rất mong bác sỹ tư vấn xem liệu tôi bị bệnh gì ? Có chữa khỏi được không ạ?
Trả lời: Câu hỏi của bạn rất thú vị và theo ghi nhận hiện nay tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng giun sán thì có tới hơn 60% người bệnh tới khám với lý do ngứa và mày đay. Ngứa da dị ứng nổi mề đay của bạn chỉ xuất hiện sau khi bạn có tiếp xúc với nước do tắm hoặc do dính nước mưa sau đó da khô thì lại giảm ngứa. Tuy nhiên em cần lưu ý một số điều sau, có thể em cũng đang mắc phải:
Nhiễm ký sinh trùng giun sán trong máu tăng nguy cơ dị ứng thời tiết, nóng, lạnh
Nếu bạn không có tiền sử dị ứng cơ địa trước đây mà vài năm gần đây mới bị thì có thể coi việc tiếp xúc với nước đã trở thành nguyên nhân kích hoạt phản ứng dị ứng của cơ thể. Mặc dù dị ứng thực phẩm có xu hướng phổ biến hơn, nhưng cũng không ít người bị ngứa da dị ứng khi tiếp xúc với nước như bạn.
Biểu hiện dị ứng sau khi tiếp xúc tác nhân dị ứng gây ngứa, nổi mẩn đỏ và phát ban trên da. Mày đay có xu hướng liên quan các tác nhân kích thích vật lý như nóng, lạnh, gắng sức/ sang chấn tâm lý/ lo lắng và nhiễm giun sán ký sinh trùng.
Theo nghiên cứu thì nhiễm ấu trùng giun sán trong máu sẽ làm tăng nguy cơ gây dị ứng. Những trường hợp nhiễm giun sán sẽ nhậy cảm với các yếu tố dị nguyên môi trường và thực phẩm. Chất tiết của giun sán trong máu là độc tố kích thích hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, đôi khi chúng chống lại cả những yếu tố có lợi dẫn đến phản ứng dị ứng, mẩn ngứa kéo dài
Số ít trường hợp bị ngứa kéo dài là do di truyền
Mề đay do lạnh, nước: Có 1 số trường hợp phản ứng rất mạnh khi tiếp xúc với nước lạnh, thậm chí nếu là hồ nước lạnh cóng có thể làm họ choáng ngất và sốc. Thường khi có dị ứng này thì có tính chất di truyền tức là trong gia đình cũng có người hay bị ngứa da dị ứng nổi mề đay. Hiện tại nếu nguyên nhân là vấn đề cơ địa thi chưa có thuốc đặc trị ma chỉ có thể điều trị triệu chứng bởi những phác đồ điều trị không đặc hiệu.
Ghi nhận tỷ lệ bị nhiễm giun sán liên quan đến yếu tố dị ứng là trên 60%.
Ngoài ra ngày nay các tổ chức nghiên cứu đã ghi nhận khi bị nhiễm giun sán ký sinh trùng thì có tới 60% trường hợp có biểu hiện ngứa da dị ứng, trong đó có người thì nổi mề đay có người thì nổi mụn mẩn đỏ li ti hoặc có người thì chỉ ngứa trong da cảm giác châm chích.
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun sán ký sinh trùng ở nước ta hiện nay phần lớn là do nước ta là nước nông nghiệp, nuôi động vật trong đó chó mèo được nuôi rất nhiều, gần như các gia đình làm nông đều có nuôi chó mèo. Nếu chó mèo có nhiễm bệnh giun sán thì chỉ cần trứng ấu trùng theo phân chó mèo ra ngoài và phát tán trong không khí, nước … sau đó vô tình qua thức ăn hoặc qua tay được con người nuốt vào miệng thì sẽ trở thành người nhiễm bệnh giun sán ký sinh trùng.
Xét nghiệm máu có thể biết được nhiễm giun sán hay dị ứng không?
Xét nghiệm máu hoàn toàn có thể biết được các nguyên nhân nhân gây ngứa dị ứng như: bệnh giun sán trong máu, dị ứng thức ăn, môi trường mạt bụi, phấn hoa bụi cỏ, nấm mốc, tôm cua, ghẹ, lông thú cưng, chó, mèo,...
Nguồn lây nhiễm giun sán ký sinh trùng là rất gần với mỗi người, do vậy nếu em chưa được xét nghiệm kiểm tra tìm nguyên nhân gây ngứa đặc biệt khám xét nghiệm sàng lọc nhiễm giun sán ký sinh trùng thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa về ký sinh trùng để được khám và điều trị bệnh nếu có nhé!
Chúc em chóng khỏe !
Bác sĩ. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
GIUN LƯƠN - TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
Nhiễm giun lươn là bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các khu vực nông thôn của miền nam Hoa Kỳ, tại các địa điểm nơi da trần...
Xem: 56800Cập nhật: 07.01.2021
SÁN LỢN GẠO - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bệnh sán lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có...
Xem: 93099Cập nhật: 04.01.2021
PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SÁN MÁNG
Bệnh sán máng thường gặp ở các vùng nước ngọt, trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, ngư dân sẽ có nguy cơ mắc cao. Ấu trùng...
Xem: 54238Cập nhật: 04.01.2021
BỆNH SÁN MÁNG LÀ GÌ? CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÁN MÁNG
Ký sinh trùng Sán máng có tên gọi khác là bilharzia, sán máng là một loại sán dẹt lấy các chất dinh dưỡng từ máu và có thể xâm nhập ra tất cả bộ phận nội...
Xem: 52533Cập nhật: 04.01.2021