BỆNH SÁN CHÓ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ SÁN CHÓ
Câu hỏi: Chào bác sĩ gần đây em xuất hiện mệt mỏi và mẩn ngứa da, em đã uống thuốc ngứa ở bệnh viện da liễu nhưng không bớt. Bác sĩ ở tỉnh nói em nên lên thành phố để xét nghiệm bệnh sán chó. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để biết em có bị bệnh sán chó hay không và bị nhiễm sán chó có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ. Ng. Th. D, Long An.
Trả lời: Chào chị Ng.Th.D, qua câu hỏi của chị chúng tôi trả lời như sau:
Thông tin chung về ký sinh trùng sán chó ở người
Nhiễm sán chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng giun tròn có tên gọi Toxocara canis, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là chó. Ấu trùng sán chó nhiễm vào cơ thể và xâm nhập vào máu. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì ấu trùng sẽ gây tổn thương nội tạng của người bệnh, gây ra tình trạng ngứa ngáy mề đay trong thời gian dài, dẫn đến giảm sức đề kháng và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Một số ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể rồi chúng xuyên qua thành ruột vào máu và gây ngứa. Những loại ấu trùng giun sán thường gặp là ấu trùng giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, bệnh ấu trùng giun lươn Strongyloides, bệnh sán lá gan lớn Fasciola,…là những loại ký sinh trùng giun sán thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn.
Trong có thể, ấu trùng sán chó có thể gây tổn thương một số cơ quan nội tạng
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó ở người
Dấu hiệu triệu chứng của bệnh sán chó giống với một số bệnh nội khoa thông thường khác nên rất khó để phát hiện sớm nếu không xét nghiệm máu. Đa số người bệnh nhiễm sán chó thường được phát hiện sau khi bị ngứa da trong thời gian dài chữa trị da liễu không hiệu quả.
Hình ảnh (mũi tên) ấu trùng sán chó trú ngụ trong gan người bệnh
Không phải tất cả những trường hợp nhiễm sán chó đều bị ngứa da
Bản chất của ngứa da là do phản ứng của cơ thể chống lại độc tố do sán chó tiết ra trong máu, ngứa gãi lâu ngày có thể biến làn da mịn màng thành thô ráp. Nhiễm sán chó cũng có thể gây mệt mỏi xanh xao do bị ký sinh trùng chiếm chất dĩnh dưỡng.
Tuy nhiên không phải ai nhiễm sán chó trong cơ thể cũng gây mẩn ngứa da, có người bị nhiễm sán chó nhiều năm nhưng không hề ngứa da, do đó, thay vì lo lắng về bệnh tình, chị nên sắp xếp thời gian lên Sài Gòn xét nghiệm máu rồi chữa trị.
Biểu hiện ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính với Toxocara
Bị sán chó có nguy hiểm không?
Bị sán chó thê ấu trùng di chuyển lên não là biến chứng nguy hiểm, người bị nhiễm sán chó Toxocara nếu lượng ấu trùng lớn sẽ tăng nguy cơ tổn thương tim, gan, thận, mắt, não. Phiền toái của bệnh sán chó đối với sức khỏe con người là tổn thương nội tạng, gây ngứa ngáy mề đay kéo dài, gây giảm miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Xét nghiệm sán chó có thể biết được giun sán khác không?
Xét nghiệm sán chó Toxocara bằng phương pháp ELISA để tìm một chất đặc hiệu xuất do ấu trùng sán chó phóng thích trong máu. Với mẫu máu để xét nghiệm sán chó có thể xét nghiệm các loại giun giun sán khác và cho ra kết quả cùng thời điểm.
Bao lâu nên xét nghiệm sán chó một lần?
Người khỏe mạnh bình thường không có triệu chứng nên xét nghiệm sán chó và giun sán khác một năm một lần.
Phương pháp trị bệnh sán chó và bệnh ngứa da dị ứng do sán chó
Sử dụng phác đồ diệt ấu trùng trong máu thay vì các phương pháp diệt giun sán thông thường trong ruột để trị sán chó. Phối hợp thuốc kháng viêm và kháng H2 giúp tăng tác dụng hiệp đồng, mang lại hiệu quả tích cực đối với trị bệnh sán chó gây ngứa, giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi trị bệnh sán chó Toxocara các dấu hiệu triệu chứng khó chịu như ngứa da, dị ứng, nổi mề đay,...được cải thiện và đẩy lùi.
Điều trị sán chó cần theo dõi và không nên chủ quan: không nên kê toa với một liều rồi cho người bệnh về nhà mà không hẹn ngày tái khám, chữa trị sán chó cần xác định thể bệnh và phối hợp thuốc theo phác đồ.
Bác sĩ nên giải thích rõ cho người bệnh biết sử dụng thuốc A tác dụng gì? Thuốc B có tác dụng gì, sự cần thiết của việc bổ sung thuốc C để làm gì? Tái khám xét nghiệm lại khi nào? Khi đến xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì? Bao lâu có kết quả để người bệnh chủ động về thời gian.
Hình ảnh ấu trùng sán chó di chuyển đến não, thường gặp khi bệnh nhân đau đầu kéo dài
Đối với người bệnh sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn được ghi trong toa, không uống bia, rượu, không hút thuốc lá. Nên ăn chín, uống sôi, cắt ngắn móng tay, rửa tay thường xuyên, không ăn thực phẩm tái sống, không ăn rau sống. Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo. Với trẻ em nên cắt ngắn móng tay và rửa tay cho trẻ thường xuyên.
Phòng khám Ánh Nga Chuyên trị mẩn ngứa da, dị ứng, nổi mề đay do giun sán. Cơ sở 1 số 74 - 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM hoặc cơ sở 2 Ánh Nga tại Hà Nội số 443 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân.
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi.
Thông báo:
Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga xin thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2023 như sau:
Thời gian nghỉ 11 ngày bắt đầu từ ngày 19 tháng 1 (28 Tết) đến hết ngày 29 tháng 1 năm 2023. Ngày 30 tháng 1 năm 2023 (ngày 9 Tết) Phòng khám làm việc trở lại bình thường.
Quý anh chị có thể liên hệ cơ sở 1 tại Tp.HCM hoặc cơ sở 2 tại Hà Nội theo địa chỉ và số điện thoại hỗ trợ dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc quý anh chị cùng đối tác năm mới dồi dào sức khỏe, An Khang-Thịnh Vượng.
BS. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Cơ sở 1: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM
Cơ sở 2: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân HN
Thời gian khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 7
Mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều
ĐKKB Tại Sài Gòn: 02838302345, Tại Hà Nội: 0985294298
Chuyên|Khám Bệnh Sán Chó|Điều Trị Sớm Phòng Ấu Trùng Lên Não|Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng
Chuyên Khám Bệnh Sán Chó,Điều Trị Sớm Phòng Ấu Trùng Lên Não | Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó...
Xem: 836Cập nhật: 20.01.2023
THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Viêm xương khớp ảnh hưởng đến bàn tay có thể không có triệu chứng của các nốt ở khớp gian đốt gần (hạch Bouchard) hoặc khớp gian đốt xa (hạch Heberden) hoặc...
Xem: 952Cập nhật: 11.01.2023
Khi Bị Bệnh Hẹp Van Hai Lá Thì Cơ Thể Thay Đổi Như Thế Nào?
Khi Bị Bệnh Hẹp Van Hai Lá Thì Cơ Thể Thay Đổi Như Thế Nào? Bình thường, diện tích lỗ van hai lá khoảng 4-6cm. Khi van hai lá bị hẹp (do nguyên nhân nào đó, thường...
Xem: 1730Cập nhật: 28.12.2022
BỆNH GÚT
Bệnh Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc Axit uric trong máu, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng tích tụ trong khớp...
Xem: 1685Cập nhật: 18.12.2022