1. Chàm đồng tiền là bệnh gì?
Chàm đồng tiền có tên gọi khác là viêm da thể đồng tiền hoặc chàm dạng đĩa. Chàm đồng tiền tạo ra những nốt sần hình đồng xu trên da. Những đốm này sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy và nứt nẻ thành các mảng hình tròn hoặc hình bầu dục.
Nếu không điều trị, bệnh chàm đồng tiền có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Và nó cũng có thể tái lại đúng vị trí đã bị trước đó.
2. Những dấu hiệu nhận biết bệnh chàm thể đồng tiền
Chàm đồng tiền gây ra các mảng chàm hình tròn hoặc hình bầu dục đặc biệt. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mặc dù nó thường không ảnh hưởng đến da mặt hoặc da đầu.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm đồng tiền thường là một nhóm các nốt hoặc vết sưng nhỏ trên da. Sau đó, chúng nhanh chóng liên kết với nhau để tạo thành các mảng lớn hơn có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm.
Trên da sáng hơn, các mảng này sẽ có màu hồng hoặc đỏ. Với da tối màu, các này có thể là một màu nâu sẫm hoặc nhạt màu hơn so với da xung quanh.
Ban đầu, các mảng này thường sưng tấy, phồng rộp (được bao phủ bởi các túi nhỏ chứa đầy dịch) và chảy dịch. Người bệnh có thể cảm thấy rất ngứa, đặc biệt là vào ban đêm.Theo thời gian, các mảng có thể trở nên khô, đóng vảy, nứt và bong tróc. Chàm đồng tiền thường xuất hiện thành từng mảng. Da giữa các mảng thường bị khô.
Ngoài ra, các mảng của bệnh chàm đồng tiền đôi khi có thể bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm:
- Các mảng rỉ ra rất nhiều chất lỏng.
- Một lớp vỏ màu vàng phát triển trên các mảng.
- Da xung quanh các mảng trở nên nóng, sưng và mềm hoặc đau.
3. Nguyên nhân của bệnh chàm đồng tiền
Nguyên nhân của bệnh chàm đồng tiền hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Người bệnh bị chàm đồng tiền cũng có tiền sử các nhân hoặc gia đình bị bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng.
Những yếu tố có thể khiến triệu chứng chàm đồng tiền trầm trọng hơn như:
+ Thay đổi nhiệt độ
+ Da khô
+ Chất gây kích ứng từ môi trường như xà phòng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nước giặt, kim loại, formaldehyde
+ Căng thẳng lo lắng
Các tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển chàm đồng tiền gồm:
+ Môi trường khô và khí hậu lạnh
+ Da khô
+ Da bị tổn thương do côn trùng cắn, bỏng hoặc dị ứng
+ Bị chàm thể khác hoặc viêm da
+ Da bị nhiễm trùng
+ Thiếu máu hoặc phù chân
+ Do thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể liên quan đến bệnh chàm đồng tiền, vì các mảng chàm có thể xuất hiện ở những người dùng:
+ Interferon và ribavirin – khi chúng được sử dụng cùng nhau để điều trị viêm gan C
+ Thuốc chẹn yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha) – được sử dụng để điều trị một số loại viêm khớp
+ Statin ( thuốc giảm cholesterol) – có thể gây khô da và phát ban
4. Chàm đồng tiền có lây không? Có nguy hiểm không?
Chàm đồng tiền là một dạng của bệnh chàm, bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng không phải là bệnh lây truyền. Bệnh sẽ khởi phát do rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch cộng hưởng với những tác nhân gây bệnh khác. Do đó, nếu không tránh các tác nhân gây kích thích thì chàm đồng tiền rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng.
Chàm đồng tiền có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Nó là bệnh da liễu lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ làm tổn thương ngoài da và gây ngứa nhẹ, rất hiếm đi kèm với bệnh lý khác như viêm da cơ địa. Tuy nhiên, người bệnh không thể chủ quan, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, một số hậu quả có thể xảy ra như:
- Là điều kiện thuận lợi để một số thể chàm khác phát triển như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,..
- Bội nhiễm da xảy ra khi tụ cầu khuẩn tấn công vùng da trợt loét gây nhiễm trùng.
- Giảm chất lượng cuộc sống khi ngứa kéo dài làm mất giấc ngủ, phiền toái trong các hoạt động sinh hoạt.
5. Cách chữa trị chàm đồng tiền hiệu quả, an toàn
Chàm đồng tiền là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng thuốc đẻ giảm các triệu chứng của nó gây ra như:
- Các loại kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa khô da
- Corticosteroid tại chỗ: thuốc mỡ và kem có chứa steroid bôi ngoài da sẽ làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng.
- Thuốc kháng histamin dạng uống để giảm ngứa và khó chịu
- Liệu pháp tia cực tím điều trị trường hợp ngứa trầm trọng
Người bệnh cần lưu ý việc sử dụng các loại thuốc bôi và uống cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng ngoài ý muốn.
Bên cạnh việc dùng các chế phẩm bôi và uống để điều trị chàm đồng tiền, người bệnh cũng nên tránh những thứ sau để có thể kiểm soát được bệnh:
- Mặc trang phục bó sát và làm từ chất liệu len hoặc chất có thể gây kích ứng da
- Tắm nước nóng quá nhiều vì gây khô da
- Sử dụng xà phòng chứa chất tẩy rửa mạng
- Tiếp xúc với chất kích ứng mỗi ngày như hóa chất, chất tẩy rửa
- Căng thẳng
- Làm tổn thương da gây vết thương hở
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
SÁN LÁ GAN
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi, hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm nhập
Xem: 29290Cập nhật: 08.02.2023
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?
Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không? Một trong những nguyên nhân được cho là ngứa da, nổi mề đay, dị ứng, mẩn đỏ khắp người, hay nổi mẩn...
Xem: 778479Cập nhật: 08.02.2023
Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não
Dấu hiệu nhận biết sán lên não. Bệnh giun đũa chó mèo hay bà con thường gọi là bệnh sán chó có tên khoa học là Toxocara do một loài giun tròn thường ký sinh ở...
Xem: 36363Cập nhật: 20.01.2023
THOÁI HÓA KHỚP BÀN TAY
Viêm xương khớp ảnh hưởng đến bàn tay có thể không có triệu chứng của các nốt ở khớp gian đốt gần (hạch Bouchard) hoặc khớp gian đốt xa (hạch Heberden) hoặc...
Xem: 20255Cập nhật: 11.01.2023