Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus
Echinococcus là một bệnh do ký sinh trùng sán dây từ họ Echinococcus gây ra. Một số loại sán dây khác nhau có thể gây ra echinococcus ở người, bao gồm: E. granulosus, E. multilocularis. Ở một số trường hợp, các cơ quan bị ảnh hưởng phải phụ thuộc vào loại sán dây gây ra.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Echinococcus
Bệnh echinococcosis ở người là bệnh ký sinh trùng nguyên nhân gây ra là do sán dây thuộc giống Echinococcus. Trong cơ thể con người chia ra gồm hai loại là bệnh nang sán Echinococcosis (cystic Echinococcosis) và bệnh ở phế nang hay phổi (Echinococcosis alveolar). Bệnh Echinococcosis là bệnh ký sinh trùng nguyên nhân do sán dây thuộc giống Echinococcus. Ký sinh trùng xâm nhập vào vật chủ, thường là động vật như chó hoặc dê. Ký sinh trùng sống trong ruột của động vật và đẻ trứng vào phân của động vật mà nó đang sống.
Có nhiều khả năng bị nhiễm ký sinh trùng khi ăn phải thức ăn bị nhiễm phân động vật. Sau khi ăn thực phẩm có bị nhiễm ký sinh, thời gian ủ bệnh thường kéo dài đến vài tháng.
Một vài loại ký sinh trùng có thời gian ủ bệnh kéo dài đến vài năm mới biểu hiện ra.
Triệu chứng thường gặp của bệnh Echinococcus
Khi nhiễm Echinococcus granulosus sẽ vào ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các cơ quan và gây nên những biến chứng quan trọng. Sự tổn thương và độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào vị trí ký sinh.
Khi nang sán bị vỡ, sẽ gây nên sự nhiễm độc, dị ứng, nang sán thứ phát từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện, nang sán tiên phát vỡ và gây tử vong ở giai đoạn này.
Đường lây truyền bệnh Echinococcus
Tiếp xúc với phân chó, gia súc, lợn hoặc cừu.
Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm trứng sán dây.
Khi chúng ta ăn rau sống hoặc vuốt ve chó, trứng sán dính lên tay, vào cơ thể và cư trú tại phổi, gan, lách, não.
Khi con người hoặc các động vật khác ăn hay nuốt phải trứng, vào đến tá tràng ấu trùng được phóng thích ra và chui vào thành ruột, theo tĩnh mạch, vào hệ thống tuần hoàn đi đén khắp cơ thể.
Đối tượng nguy cơ bệnh Echinococcus
Khi không thực hiện đúng vệ sinh để các loại động vật ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính con người tiếp xúc trực tiếp làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Con người ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi để cho sán đi vào cơ thể gây ra bệnh tật.
Biện pháp chẩn đoán bệnh Echinococcus
Để phát hiện được nang sán kim thường rất khó do nang sán phát triển chậm hơn so với các loại u nang khác.Trên thực tế, nang sán thường không phát hiện được kịp thời như trường hợp nang sán kim ở vòm họng có khi phải mất tới 30 năm sau mới có triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Chụp phim X quang, thì có thể phát hiện được nang sán sớm hơn. Xét nghiệm Echinococcus IgG ghi nhận bạch cầu ái toan tăng từ 20 đến 25% hoặc chẩn đoán miễn dịch đặc hiệu sán kim cho kết quả dương tính là những dấu hiệu điển hình, rất quan trọng trong việc định hướng cho việc chẩn đoán bệnh.
Biện pháp điều trị bệnh Nhiễm Echinococcus
Mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít hiện diện tại nước ta nhưng ngành y tế chúng ta cần quan tâm và đừng lãng quên một loại bệnh ký sinh trùng ít gặp. Nó rất có khả năng lây nhiễm từ loài chó nhà sang người mặc dù người là vật chủ phụ ngẫu nhiên.
Phòng ngừa bệnh Nhiễm Echinococcus
Việc phòng bệnh có hiệu quả nhất là không cho chó ăn các nang sán khi giết mổ lợn, cừu, trâu,... các nang sán này cần được xử lý thật kỹ. Cần lưu ý, giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp, vui đùa với chó. Nếu gia đình có nuôi chó ở trong nhà, nên có chế độ chăm sóc tôt cho chó, định kỳ phải khám bệnh và sổ sán cho chó.
Một điều chúng ta cần ghi nhớ để phòng bệnh chủ động hơn là mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít gặp nhưng nó dễ dàng có khả năng lây nhiễm từ chó sang người. Khi bị nhiễm bệnh ký sinh trùng thì việc phát hiện và chẩn đoán bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chậm trễ thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Tẩy giun sán định kỳ cho chó có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm ký sinh trùng. Xử lý phân động vật đúng cách có thể làm giảm tiếp xúc với trứng sán dây.
Rửa rau quả và trái cây dưới vòi nước mạnh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 23698Cập nhật: 04.08.2023
Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán
Mùa hè là mùa du lịch, nhiều du khách thích ăn hải sản như lẩu, gỏi... Nhưng trong các loại hải sản tươi sống hấp dẫn đó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm cho...
Xem: 25864Cập nhật: 04.08.2023
DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ GAN
Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 900.000 ca ung thư gan và hơn 800.000 trường hợp tử vong, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư quốc tế (IARC)
Xem: 21791Cập nhật: 31.07.2023
Thích ăn thịt bò tái, cô gái Hà Nội phát hiện “vật thể lạ
Nữ bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi ở Hà Nội) cho biết, cô hốt hoảng khi phát hiện ở đồ lót của mình có vật thể lạ giống những đoạn dây trắng có hình sơ mít...
Xem: 23754Cập nhật: 28.07.2023